Cosmos 807, một vệ tinh nặng 400kg phóng vào năm 1976 bởi Liên Xô, và tầng tên lửa Trường Chinh 4C của Trung Quốc, có trọng lượng khoảng 2.000 kg, được phóng lên cách đây 5 năm xuýt nữa thì đâm sầm vào nhau trên quỹ đạo của Trái đất.
Các cơ quan truyền thông đồng loạt đưa tin vụ việc được Leolabs, một tổ chức chuyên theo dõi các vật thể trên quỹ đạo Trái đất phát hiện vào ngày 22/9 khi hai vật thể lớn đang di chuyển trên quỹ đạo gần nhau với tốc độ ấn tượng khoảng 7,5 km/giây và đã sát cánh nhau chỉ cách nhau 36 mét, với khả năng va chạm rất thấp, chỉ 0,1%, tương đương một phần nghìn.
Có gần 3.000 tàu vũ trụ không còn hoạt động vẫn đang lưu thông quanh Trái đất. Ảnh minh hoạ: ITN
Các chuyên gia tại Leolabs cho biết với tốc độ và kích thước của hai vật thể này, một va chạm nếu xảy ra có thể gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS và Trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc. Không chỉ thế, năng lượng từ va chạm có thể tạo ra hàng ngàn mảnh vụn trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất, gây ra nhiều hậu quả khó lường cho các sứ mệnh không gian trong tương lai.
Vụ việc trên đặt dấu hỏi lớn về vấn đề rác vũ trụ và những nguy cơ mà nó có thể gây ra nếu không được kiểm soát.
Theo ESA, trên quỹ đạo Trái đất hiện có khoảng 7.630 vệ tinh, nhưng chỉ có khoảng 4.700 trong số đó còn hoạt động. Điều này có nghĩa là có gần 3.000 tàu vũ trụ không còn hoạt động vẫn đang lưu thông quanh Trái đất cùng với những mảnh vỡ lớn và nguy hiểm.
Báo cáo của NASA cho biết có ít nhất 26.000 mảnh rác trên quỹ đạo Trái đất có kích thước tương đương một quả bóng mềm, đủ lớn để gây hủy hoại cho các vệ tinh. Hơn 500.000 mảnh vỡ lớn có khả năng tạo ra hỏng hóc cho tàu vũ trụ, trong khi hơn 100 triệu mảnh nhỏ có thể xâm nhập vào các đồ bảo hộ trong không gian.
Vào tháng 6/2021, rác vũ trụ đã đâm thủng cánh tay robot của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Tháng 2/2009, một tàu vũ trụ Nga không hoạt động đã đâm vào tàu vũ trụ thương mại Iridium đang hoạt động của Mỹ. Sự va chạm này đã khiến hai tàu vũ trụ bị phá hủy hoàn toàn và tạo ra hơn 2.300 mảnh rác vũ trụ lớn.
Tú Anh
Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.