Sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, các nhà khoa học đã xác định được 4 miRNA tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống chịu mặn của cây lúa.
Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu hệ Gen thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam vừa đạt được một thành công đầy hứa hẹn trong nghiên cứu về khả năng chịu mặn của cây lúa Đốc Phụng. Sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, họ đã xác định được 4 miRNA tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống chịu mặn của cây lúa.
Hình ảnh cây lúa chuẩn kháng mặn Đốc Phụng (ĐP) và cây lúa chuẩn nhiễm mặn IR28 trong nghiên cứu. Ảnh: VAST
Với hơn 1,6 triệu hecta đất trồng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung Việt Nam chịu tác động từ đất nhiễm mặn, nghiên cứu này hứa hẹn mang lại giải pháp tích cực cho bài toán nâng cao hiệu suất cây lúa trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
MiRNA, hay RNA sợi đơn không mã hóa, trở thành một hướng nghiên cứu mới do khả năng kiểm soát mức độ biểu hiện gen trong giai đoạn sau phiên mã. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới để đánh giá toàn diện về mức độ biểu hiện của miRNA trong cây lúa Đốc Phụng.
Dự án "Xác định và đánh giá các microRNA có tiềm năng nâng cao khả năng chống chịu mặn trên lúa (Oryza sativa L.) bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới" đã tập trung vào việc đánh giá khả năng chịu mặn của cây lúa Đốc Phụng và cây lúa chuẩn nhiễm mặn IR28 dưới tác động của muối.
Kết quả nghiên cứu không chỉ xác định được 4 miRNA tiềm năng (bao gồm miR164d, miR168a, miR171h và miR398a) tham gia vào quá trình chịu mặn trên cây lúa Đốc Phụng mà còn làm sáng tỏ cơ chế chống chịu mặn của cây lúa ở cấp độ phân tử.
TS. Nguyễn Đức Quân, người đứng đầu dự án, cho biết: "Kết quả nghiên cứu không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng chịu mặn của cây lúa Đốc Phụng mà còn mang lại thông tin quý giá về cơ chế phản ứng gen tại mức độ phân tử."
Các bộ dữ liệu miRNA thu được từ thân và rễ của hai giống lúa đã cung cấp một công cụ tiềm năng hỗ trợ việc phát triển các giống lúa chịu mặn mới. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các bài báo uy tín như PLOS One và Academia Journal of Biology, chứng minh sự tích cực và tính độc đáo của dự án.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng những kết quả này sẽ là động lực để tiếp tục nghiên cứu sâu rộng và phát triển các giống lúa chịu mặn mới, góp phần giải quyết vấn đề lớn về cây lương thực trên đất nhiễm mặn tại Việt Nam.
BẢO NGỌC
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.