Trong một nghiên cứu mới công bố trên trên Human and Ecological Risk Assessment: An International Journal, các nhà khoa học phát hiện trong hệ tiêu hoá của các loài cá phổ biến ở ven biển Bình Định đều có chứa vi nhựa.
Nghiên cứu "Ingestion and accumulation of microplastics in small marine fish and potential human exposure: case study of Binh Dinh, Vietnam” do ba nhà nghiên cứu từ Đại học Quy Nhơn, Đại học Auburn (Mỹ) thực hiện làm sáng tỏ tình trạng ô nhiễm vi nhựa trong các loài cá phổ biến ở ven biển Bình Định.
Nhóm đã tập trung nghiên cứu năm loài cá biển thường gặp: cá bống chấm mắt (Oxyurichthys ophthalmonema), cá cơm thường (Stolephorus commersonnii), cá nục chuối (Decapterus macrosoma), cá phèn một sọc (Upeneus moluccensis), và cá trích xương (Sardinella gibbosa). Đây cũng chính là 5 loài cá được dùng làm thực phẩm quan trọng của các cộng đồng tại địa phương. Mẫu nghiên cứu được thu thập từ bốn địa điểm ven biển Bình Định trong cả mùa mưa và mùa khô để đánh giá sự tích tụ vi nhựa theo mùa, theo vị trí và theo loài.
Kết quả phân tích cho thấy hệ tiêu hóa của các loài cá này chứa nhiều dạng vi nhựa với hình dạng, kích thước và màu sắc đa dạng, bao gồm nhựa nhiệt dẻo, dầu tổng hợp PVE, dung môi polydichloroethylene, vải polyester, chất chống dính, chống ăn mòn polyfluoroethylene và các phụ gia của vật liệu nhựa. Phần lớn những vi nhựa này là polyme tổng hợp, thường được sử dụng trong sản xuất đồ gia dụng, kính an toàn, đường ống nước, quần áo và sơn chống nóng.
Điều này làm rấy lên lo ngại về ô nhiễm môi trường ven biển và nguy cơ vi nhựa sẽ xâm nhập vào cơ thể con người qua chuỗi thức ăn hằng ngày, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng đại phương.
Có thể thấy việc nghiên cứu và hiểu rõ về sự phơi nhiễm này là cực kỳ quan trọng để đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà quản lý và cộng đồng trong việc tìm kiếm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Từ việc nâng cao nhận thức cộng đồng đến triển khai các chính sách quản lý chặt chẽ hơn về rác thải nhựa.
NGỌC HÀ
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.