Nghiên cứu của nhóm tác giả đã giải quyết được bài toán kỹ thuật trong hoạt động tái chế chất thải rắn, đặc biệt là lốp xe cũ - một trong những loại chất thải khó tái chế nhất, góp phần bảo vệ môi trường.
Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Minh Ngọc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Vật liệu Xanh (Công ty TNHH GTS Innolab) cùng cộng sự đã thành công trong việc cải tiến quy trình nhiệt phân lốp xe cũ, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho ngành tái chế.
Quy trình mới được nhóm nghiên cứu phát triển sau nhiều thử nghiệm tại Nhà máy Năng lượng tái tạo DVA. Bằng cách tính toán chi tiết về quá trình trao đổi nhiệt trong lò quay reactor và ứng dụng công nghệ cắt nhỏ lốp xe, nhóm đã thành công trong việc rút ngắn thời gian gia công nhiệt, giảm chi phí nhiên liệu và tăng sản lượng dầu nhiệt phân. Theo đó, công nghệ cắt nhỏ lốp xe giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, từ đó tối ưu hóa khả năng hấp thụ nhiệt, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Lốp xe được cắt thành các viên nhỏ. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
Giải pháp của nhóm nghiên cứu cho phép cải thiện rõ rệt về mặt môi trường khi quy trình nhiệt phân mới không chỉ giảm thiểu khí thải mà còn tận dụng triệt để nguồn khí không ngưng tụ để làm nhiên liệu đốt. Điều này giúp giảm thiểu lượng khí thải thứ cấp, đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành lò nhiệt phân.
Nhóm nghiên cứu hướng đến mục tiêu đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng nhiệt phân các loại chất thải rắn khác như rác thải nhựa, vỏ trái cây, và các sản phẩm nông nghiệp, cũng như nghiên cứu sử dụng thải carbon đen từ quá trình nhiệt phân làm vật liệu mới, vật liệu xanh thân thiện với môi trường.
PGS.TS Nguyễn Minh Ngọc chia sẻ: "Đến nay, chúng tôi đã làm chủ hoàn toàn công nghệ nhiệt phân nói chung và công nghệ nhiệt phân lốp xe nghiền nhỏ nói riêng và sẵn sàng để chuyển giao công nghệ nhiệt phân này cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng”.
TÙNG LÂM
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.