Theo Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính (KNK) ngành Xây dựng đã tăng lên con số 229 cơ sở trên toàn quốc.
Theo Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 13/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính (KNK) ngành Xây dựng đã tăng lên con số 229 cơ sở trên toàn quốc. Con số này tăng 125 cơ sở so với Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, thể hiện sự thay đổi đáng kể trong bức tranh phát thải của ngành Xây dựng.
Ảnh minh hoạ. ITN
Đặc biệt, nhiều địa phương ghi nhận sự gia tăng số lượng cơ sở phải thực hiện kiểm kê KNK. Cụ thể, Quảng Ninh tăng từ 5 cơ sở lên 19 cơ sở; Thừa Thiên Huế tăng từ 3 cơ sở lên 14 cơ sở; TP Đà Nẵng tăng từ 3 cơ sở lên 8 cơ sở; Bà Rịa Vũng Tàu tăng từ 1 cơ sở lên 10 cơ sở; Bình Dương tăng từ 1 cơ sở lên 9 cơ sở… Điều này cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng tại các khu vực này đang góp phần làm tăng lượng phát thải KNK.
Ngược lại, tại một số địa phương như Hà Nội và TP.HCM, số lượng cơ sở phải kiểm kê KNK lại giảm mạnh. TP Hà Nội giảm từ 17 cơ sở xuống còn 7 cơ sở, trong khi TP.HCM giảm từ 24 xuống còn 2 cơ sở. Điều đáng chú ý là các cơ sở này đều là những đơn vị mới, không có trong danh sách trước đây.
Việc giảm số lượng các cơ sở phát thải KNK tại các thành phố lớn này có thể được lý giải bởi xu hướng cải tạo xanh, giúp cắt giảm đáng kể lượng phát thải từ việc vận hành công trình. Các công trình xây dựng từ 5-10 năm trước đang được sửa chữa, nâng cấp để nâng cao hiệu suất tiêu thụ năng lượng, đồng thời đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các công trình sau cải tạo nếu có mức phát thải KNK hàng năm thấp hơn mức độ cho phép sẽ không phải thực hiện kiểm kê KNK. Điều này đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước "chạy đua" trong việc cải tạo xanh để đạt mục tiêu Net zero.
TÙNG LÂM
Vietwater 2024 không chỉ quy tụ hơn 450 nhà triển lãm hàng đầu đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn thu hút hơn 10.000 khách tham quan thương mại chuyên ngành.
Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.
Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.
Tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và công nghệ hàng đầu, Châu Âu Nam (AMACCAO) ghi dấu ấn với loạt giải pháp vật liệu, sản phẩm mới, đáp ứng xu thế phát triển ngành xây dựng, mở ra lời giải cho bài toán xây dựng bền vững, tiết kiệm.