Mời gọi đầu tư xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải khu vực TP Thủ Đức

  • Cập nhật: Thứ bảy, 3/2/2024 | 10:47:11 Sáng

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở KH-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000m³/ngày nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).



Chiều 29-1, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, nhằm tăng cường phối hợp kiểm soát ô nhiễm kênh Ba Bò và tuyến thoát nước lưu vực suối Nhum - suối Xuân Trường - suối Cái khu vực giáp ranh giữa TPHCM và tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi giao Sở TN-MT TPHCM phối hợp với các sở, ban, ngành, TP Thủ Đức và các đơn vị có liên quan tăng cường quan trắc chất lượng môi trường nước và kiểm tra, giám sát các nguồn thải thuộc lưu vực.

Song song đó, tiếp tục rà soát nguồn thải ra lưu vực kênh Ba Bò và tuyến thoát nước suối Nhum - suối Cái - suối Xuân Trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp có xả thải ra lưu vực này, có lộ trình xử lý dứt điểm các cơ sở vi phạm về xả nước thải, đảm bảo nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải. Buộc các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng quan trắc nước thải tự động theo quy định phải lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu quan trắc liên tục về Sở TN-MT TP để kiểm soát chất lượng nước thải.

Bên cạnh đó, chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin, kết quả quan trắc môi trường lưu vực, kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý của Khu chế xuất Linh Trung 1, kết quả thanh kiểm tra và kế hoạch xử lý dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm về xả thải cho Sở TN-MT tỉnh Bình Dương định kỳ 6 tháng (hoặc đột xuất khi cần thiết).

Ngoài ra, làm đầu mối phối hợp giữa hai tỉnh, thành trong triển khai thực hiện Kế hoạch liên tịch; duy trì kênh thông tin liên lạc, đường dây nóng giữa 2 tỉnh, thành nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh cũng như phản ánh các trường hợp gây ô nhiễm, kịp thời phối hợp xử lý hoặc tham mưu xử lý những trường hợp gây ô nhiễm môi trường khu vực trên.


Kênh Ba Bò, TP Thủ Đức thường xuyên bị ô nhiễm nặng. Ảnh: QUỐC HÙNG

Sở KH-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xúc tiến các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000m³/ngày, Trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000m³/ngày nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).

Sở Xây dựng tiếp tục triển khai Đề án chống ngập và xử lý nước thải TPHCM giai đoạn 2020 - 2045 và Kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020 - 2030. Trong đó theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy và trạm xử lý nước thải nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức (khu vực II, III).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đối với đoạn kênh hở của tuyến suối Nhum - suối Cái - suối Xuân Trường; chỉ đạo Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi tổ chức thực hiện việc nạo vét bùn đất bồi lắng, vớt rác, xử lý lục bình, cỏ dại và khơi thông dòng chảy đối với đoạn kênh hở của tuyến suối Nhum - suối Cái - suối Xuân Trường.

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị tiếp tục rà soát, cập nhật quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung thuộc lưu vực kênh Ba Bò và tuyến thoát nước suối Nhum - suối Cái - suối Xuân Trường.

TP Thủ Đức thường xuyên rà soát, cập nhật các nguồn thải ra lưu vực kênh Ba Bò và tuyến thoát nước suối Nhum - suối Cái - suối Xuân Trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc lưu vực, đảm bảo 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ xử lý nước thải đạt quy chuẩn 1 trước khi xả thải.

Phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM kiểm tra, giám sát hoạt động của các hộ dân nằm trong khuôn viên Đại học Quốc gia chưa bàn giao mặt bằng, thường xuyên giám sát tình trạng xả nước thải và rác thải các hộ có hoạt động chăn nuôi, sản xuất…

Theo SGGP
  •  
Các tin khác

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025.

Cũng ống dò, ống nghe đeo tai, cũng bắt mạch, siêu âm, thăm khám, hội chẩn như bác sĩ, nhưng họ không chữa bệnh, mà đêm đêm lại rong ruổi trên nhiều nẻo đường ở TPHCM tìm bệnh cho những ống nước dưới lòng đất.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…