Chảy đi sông Tô

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/4/2024 | 10:27:56 Sáng

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sông Tô Lịch hiện đang không chảy. Dòng chảy duy nhất của nó là các cống thải. Một trong những lý do khiến sông không chảy là lượng bùn thải trong nước rất lớn. Bùn ở đây rất chắc. Mực nước cao khoảng 4 đốt tre, thế nhưng lượng bùn bám đã chiếm gần 3 đốt tre. Điều đó có nghĩa, bùn chiếm khoảng 3/4 trong nước. Trên 13,8km sông Tô Lịch có tới 456 điểm xả thải.


Bùn chiếm khoảng 3/4 trong nước.

Con sông này lại hiện còn không có nguồn cấp nước. Nhiều năm gần đây, mực nước sông Hồng tụt xuống thấp, theo tính toán khoảng 2-8m. Các điểm đầu nguồn trơ sỏi đá. Đây cũng là một trong những lý do khiến sông Tô Lịch không chảy. Tuy nhiên, việc khơi thông dòng chảy cho con sông này không phải không khả thi.


Nhiều năm gần đây, mực nước sông Hồng tụt xuống thấp, theo tính toán khoảng 2-8m và các điểm đầu nguồn trơ sỏi đá.

PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết: "Để sông Tô Lịch và các sông nội đô khác hồi sinh là hoàn toàn khả thi nếu Hà Nội quyết tâm mạnh mẽ".

Để thực hiện điều đó, Hà Nội đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Đề án làm sạch sông Tô Lịch và các con sông khác trong nội thành đã được Sở Tài nguyên và Môi trường trình lên thành phố chờ phê duyệt.

Quy hoạch Thủ đô vừa được HĐND thành phố thông qua và có sự đồng bộ với quy hoạch ngành thủy lợi. Theo đó, hai đập tràn là Xuân Quan và Long Tửu đang được nghiên cứu đề xuất xây trên sông Hồng và sông Đuống. Mục tiêu là nâng mực nước của sông Hồng. Từ đó, cấp nước trở lại cho các sông nội đô, trong đó có Tô Lịch


Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đang được gấp rút hoàn thiện để vận hành thử trong quý hai này.

Đặc biệt, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đang được gấp rút hoàn thiện để vận hành thử trong quý hai này, đồng thời chính thức đi vào hoạt động trong năm nay. Dự án có bốn gói thầu:

- Gói 1: Nhà máy nước thải Yên Xá: diện tích 13,8 ha; có chức năng xử lý nước thải công suất 270.000 m3/ngày đêm.

- Các gói thầu số 2, 3 và 4: Hệ thống cống tách và thu gom toàn bộ nước thải công nghiệp, sinh hoạt để đưa về xử lý.

Tổng vốn đầu tư của dự án lên tới hơn 16 nghìn tỷ đồng. Dự án chỉ còn chờ giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường để vận hành thử.

Tô Lịch không phải con sông đầu tiên được cải tạo sau thời gian ô nhiễm kéo dài. Nhiêu Lộc – Thị Nghè, con kênh chứa rác thải năm nào, nay đã xanh trở lại, sau 10 năm nỗ lực cải tạo và đương nhiên cũng bao gồm một nguồn lực đầu tư rất lớn.

Với những giải pháp đồng bộ, cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại.

Theo Lệ Cẩm/hanoionline.vn

  •  
Các tin khác

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025.

Cũng ống dò, ống nghe đeo tai, cũng bắt mạch, siêu âm, thăm khám, hội chẩn như bác sĩ, nhưng họ không chữa bệnh, mà đêm đêm lại rong ruổi trên nhiều nẻo đường ở TPHCM tìm bệnh cho những ống nước dưới lòng đất.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…