Mức chi cụ thể của một số hoạt động bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/3/2017 | 4:03:41 Chiều

(capthoatnuocvietnam.vn)- Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Theo đó, ngân sách trung ương phụ trách chi trả các khoản xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của Trung ương; xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch bảo vệ môi trường cấp vùng, toàn quốc; hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được chi từ nguồn sự nghiệp môi trường, thuộc trách nhiệm của Trung ương; hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường quốc gia, liên tỉnh, lưu vực sông liên tỉnh; hỗ trợ công tác quản lý chất thải, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường quy mô liên tỉnh; hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của Trung ương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ vốn điều lệ cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ,…

Nội dung chi của ngân sách địa phương tương tự như của ngân sách trung ương nhưng được giới hạn trong quy mô cấp địa phương.

Mức chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường thực hiện theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn thêm mức chi tối đa của một số nội dung. Cụ thể như: Khung, mức chi tối đa của việc lập nhiệm vụ, dự án là 1 triệu đồng – 5 triệu đồng/nhiệm vụ; họp hội đồng xét duyệt dự án, nhiệm vụ (nếu có) là 150 nghìn đồng-500 nghìn đồng/người; lấy ý kiến thẩm định dự án bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý là 500 nghìn đồng/bài viết (tối đa không quá 5 bài viết); điều tra, khảo sát là 50 nghìn đồng – 500 nghìn đồng/mẫu.

Về chi hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, Thông tư quy định: Ở cấp huyện tối đa bằng 1,5 lần hệ số lương bậc 1 công chức loại A1 và cấp xã tối đa bằng 1,5 lần mức  lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Chi giải thưởng môi trường ở cấp Trung ương trong khoảng 8 triệu đồng – 20 triệu đồng đối với tổ chức và 5 triệu đồng – 15 triệu đồng đối với cá nhân. Ở cấp địa phương, mức chi giải thưởng môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Thông tư này có hiệu lực từ 22/2/2017 và thay thế Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT của Liên Bộ Tài chính – Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường – Tài chính hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

Theo H.Vân (Báo Hải Quan)

  •  
Các tin khác

Từ tháng 9/2024, hàng loạt các chính sách liên quan đến việc quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ; quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và hỗ trợ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Để phục vụ công tác tuyên truyền về phân loại chất thải rắn tại nguồn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành video Hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn với những hình ảnh trực quan, sinh động. Chuyên trang Quản lý môi trường xin chia sẻ video này để bạn đọc tham khảo.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang tiến hành sửa đổi Nghị định số 06/2022/NĐ-CP nhằm cải thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hiện đang soạn thảo Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu.