Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật mới về giám sát chất lượng nước sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/1/2019 | 10:18:41 Sáng

(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Theo quy chuẩn mới của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố phải có bộ phận tiến hành kiểm tra chất lượng nước của các đơn vị cấp nước sạch cho các hộ gia đình theo quý.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 41/2018/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Từ ngày 15/6/2019, các tỉnh, thành phố phải có bộ phận tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất chất lượng nước của các đơn vị cấp nước sạch cho các hộ gia đình định kỳ theo quý. Điểm thay đổi lớn nhất của Quy chuẩn mới bao gồm nhóm chỉ tiêu bắt buộc do Bộ Y tế ban hành và nhóm chỉ tiêu bắt buộc do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành tùy từng địa phương.

Các viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách theo định kỳ 6 tháng/lần; Sở Y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát chất lượng nước. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đột xuất kiểm tra chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước sạch cho các hộ gia đình định kỳ theo quý.

Tại Hà Nội, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm đang ở mức báo động nghiêm trọng. Hà Nội có địa hình thấp về phía Nam và Đông Nam, toàn bộ nước bề mặt kéo theo chất bẩn về đây, ngấm xuống làm bẩn cả những tầng chứa nước nằm sâu dưới lòng đất. Tại khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội, nguồn nước ngầm đều bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng Amôni cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần, điển hình là các giếng của nhà máy nước Pháp Vân chứa tới 30mg/l.

Hiện nay nước uống trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng nhiễm một số kim loại nặng như Hg, Cu, Cr... Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước, nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản.

Đánh giá chất lượng nước máy theo Quy chuẩn chất lượng nước ăn uống, dựa trên kết quả phân thích và so sánh với QCVN 01: 2009/BYT về nước ăn uống thì đa số các kim loại trong nước ở mức độ cho phép loại trừ Asen và Chì ở một số điểm là chưa đạt tiêu chuẩn. Asen vượt tiêu chuẩn ở 3 điểm: Hoàn Kiếm, Đống Đa 2 và Hoàng Mai, trong đó đáng chú ý là ở quận Hoàng Mai, hàm lượng Asen vượt gấp đôi so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng Chì vượt quá giới hạn cho phép trong nước ăn uống gấp 3 lần tại điểm lấy mẫu ở quận Hoàng Mai.

  •  
Các tin khác

Từ tháng 9/2024, hàng loạt các chính sách liên quan đến việc quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ; quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và hỗ trợ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Để phục vụ công tác tuyên truyền về phân loại chất thải rắn tại nguồn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành video Hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn với những hình ảnh trực quan, sinh động. Chuyên trang Quản lý môi trường xin chia sẻ video này để bạn đọc tham khảo.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang tiến hành sửa đổi Nghị định số 06/2022/NĐ-CP nhằm cải thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hiện đang soạn thảo Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu.