Xả rác nhiều, phải trả phí nhiều!

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/4/2020 | 3:40:00 Chiều

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có những quy định rõ về nội dung: thu phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải theo hướng người gây ô nhiễm phải trả tiền, đồng thời, thúc đẩy phân loại rác tại nguồn.

Ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường chia sẻ, hiện nay, việc thu phí cho chất thải rắn sinh hoạt chỉ đáp ứng một phần cho công tác thu gom, xử lý. Trung bình mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Thủ đô Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn, tỷ lệ chôn lấp tới 90%. Tại TP. HCM tỷ lệ chôn lấp cũng lên tới 69%. Tỷ lệ chôn lấp trực tiếp gây ra nhiều vấn đề môi trường và xã hội phức tạp. Việt Nam cũng chưa phân loại được rác tại nguồn nhằm thúc đẩy quá trình tái chế, tái sử dụng.

Để giải quyết bài toán này, ông Nguyễn Thượng Hiền cho biết, quá trình dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Bộ TN&MT tham khảo kinh nghiệm các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản trong vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Quan điểm sửa đổi coi rác là tài nguyên, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng.


Sẽ thu tiền rác qua việc bán các túi đựng rác thân thiện với môi trường. Ảnh: MH

Cụ thể, chất thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia làm 4 nhóm, gồm chất thải rắn có khả năng tái chế (như giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh,...); chất thải thực phẩm (thức ăn thừa, rau, củ, quả, thực phẩm thừa khác); chất thải cồng kềnh và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.

Chất thải cồng kềnh sẽ được thực hiện riêng theo quy định của từng địa phương, chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân (pin, bóng đèn huỳnh quang thải, ắc quy chì thải,…) được quản lý như đối với chất thải rắn có khả năng tái chế. Riêng chất thải xây dựng, dự thảo Luật quy định hộ gia đình tại đô thị khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải chuyển giao chất thải xây dựng cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định của địa phương; trường hợp phát sinh dưới 300 kg/ngày được quản lý như chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình. Đây là quy định đã được áp dụng thành công tại Hàn Quốc. Việc áp dụng những quy định mới này sẽ góp phần giải quyết khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Về cách thức thực hiện, đối với chất thải sinh hoạt ở hộ gia đình cá nhân, khu dân cư tại khu vực đô thị, khi dân cư tập trung, sẽ thu tiền thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt qua hình thức bán các túi thân thiện với môi trường. Tiền thu từ việc bán bao bì, bên cạnh việc bù chi phí sản xuất sẽ được dùng cho việc thu gom, vận chuyện và xử lý chất thải rắn.

UBND cấp tỉnh được chỉ định các các đơn vị chức năng sản xuất các loại này. Nếu khối lượng chất thải <300kg/ngày, phải sử dụng các túi do UBND tỉnh quy định. Nếu khối lượng chất thải >300kg/ngày phải ký hợp đồng với các cơ quan xử lý.

"Trường hợp người dân đô thị không sử dụng túi đựng rác chuyên dụng sẽ không được thu gom rác, hành vi vứt rác bừa bãi sẽ bị xử phạt nặng. Ngoài ra, sẽ huy động cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương cùng giám sát việc thực hiện”.

Ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường

Theo Báo TN&MT

 

  •  
Các tin khác

Từ tháng 9/2024, hàng loạt các chính sách liên quan đến việc quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ; quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và hỗ trợ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Để phục vụ công tác tuyên truyền về phân loại chất thải rắn tại nguồn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành video Hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn với những hình ảnh trực quan, sinh động. Chuyên trang Quản lý môi trường xin chia sẻ video này để bạn đọc tham khảo.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang tiến hành sửa đổi Nghị định số 06/2022/NĐ-CP nhằm cải thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hiện đang soạn thảo Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu.