Hướng tới sự bền vững trong hoạt động cấp nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2019 | 12:06:00 Sáng

Sáng 20/8/2019, tại Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Hướng tới sự bền vững trong hoạt động cấp nước” với sự phối hợp và tài trợ của Công ty Borouge.

Tham dự hội thảo có hơn 50 đại biểu, khách quý đến từ các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cấp nước là: Các Cục, Vụ quản lý ngành thuộc các Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên môi trường; Bộ Kế hoạch đầu tư; các viện, trường làm công tác quy hoạch, tư vấn, đào tạo; đại diện lãnh đạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Công ty Borouge, Công ty nước Penang (Malaysia) và các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước của Việt Nam.
 
 

 
Đại biểu tham dự đã lắng nghe, trao đổi và thảo luận các vấn đề quan trọng của ngành nước Việt Nam hiện nay như: Thực tiễn tình hình cấp nước - Cấp nước an toàn hướng tới phát triển bền vững, Quản lý cấp nước nông thôn hướng tới phát triển bền vững, Thực hiện Kế hoạch Cấp nước An toàn: Thuận lợi, Khó khăn và những kiến nghị từ góc nhìn của Doanh nghiệp, kinh nghiệm trong chiến lược xây dựng doanh nghiệp cấp nước hướng tới sự phát triển bền vững của công ty nước Penang.
 

 

 
Cũng tại Hội thảo, đại diện Borouge đã giới thiệu với các đại biểu tham dự về PE100 precompound - vật liệu tiên tiến trong sản xuất đường ống nước, một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn và bền vững trong hoạt động cấp nước. 

Theo PGS.TS Ứng Quốc Dũng - Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Vệt Nam: Hiện nay, cả nước có khoảng 110 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cung cấp nước sạch, quản lý hơn 500 nhà máy/trạm cấp nước đô thị tập trung với tổng công suất 9,3 triệu m3/ngày. So với năm 2000 (2,4 triệu m3/ngày), tổng công suất các nhà máy nước đô thị hiện nay đã tăng gần 4 lần), tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch tăng từ 40% lên 87%, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm xuống còn khoảng 21%. Về cấp nước nông thôn, bình quân cả nước khoảng 91,5% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó gần 49% sử dụng nước đạt Quy chuẩn 01, 02:2009/BYT. Tổng số công trình cấp nước tập trung đã xây dựng khoảng 18.135 công trình.

Bên cạnh những thành công, lĩnh vực cấp nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải quyết như về: thể chế chính sách, quy hoạch, tư vấn đào tạo, quản lý vận hành việc khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch, nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, của cộng đồng đối với nước sạch nói riêng và tài nguyên, môi trường nói chung.
 

Hội thảo lần này là dịp để Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước lắng nghe ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về các khó khăn thách thức trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp trao đổi lẫn nhau và đề xuất ý kiến với các cơ quan quản lý, đưa ra giải pháp, góp phần thúc đẩy ngành nước ngày càng phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Hà Thắm
  •  
Các tin khác

Liệu có bất kỳ tác dụng phụ không ngờ đến nào của việc sử dụng các thiết bị lọc nước?

Có bao nhiêu nước ngầm và chính xác chúng nằm ở đâu? Các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu đang tác động đến tài nguyên nước ngầm như thế nào? Đó là những câu hỏi mà các nhà quản lý cần được giải đáp với những dữ liệu tin cậy, chính xác và kịp thời nhất để có thể ra quyết định thích ứng với biến đổi khí hậu.

Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang đã và đang không ngừng nỗ lực để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt đến được với người dân trên địa bàn tỉnh trong những ngày nắng hạn.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế, quan tâm đầu tư cho công tác cấp nước sạch nhằm nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, góp phần đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.