Biến rác thực phẩm thành 'vàng nâu'

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/6/2024 | 11:57:02 Chiều

Ra mắt từ năm 2021, Reloop - một công ty tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã có giải pháp hiệu quả giúp xử lý rác thải thực phẩm thay vì đưa chúng ra bãi rác.

 
Bằng cách biến rác thải thực phẩm thành phân bón hữu cơ, công ty này đang góp phần vào sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại UAE.

Ông Youssef Chehade, đồng sáng lập của Reloop, chia sẻ: "Chúng tôi đã đưa hơn một triệu kg rác thải thực phẩm khỏi các bãi chôn lấp. Và con số đó tương đương hơn 1.200.000kg khí thải carbon.” Đến nay, hơn 100 khách sạn và nhà hàng đã hợp tác với Reloop để chuyển giao rác thải thực phẩm, giảm đáng kể lượng rác thải hữu cơ ra môi trường.


Ảnh minh hoạ. ITN

Rác thải thực phẩm sau khi thu gom và phân loại sẽ được đưa đến Tadweer Waste Treatment LLC, một tập đoàn được chính phủ chứng nhận với cơ sở sản xuất phân bón. Tại đây, rác thải thực phẩm được trộn với rác cỏ cây và sàng lọc. Quá trình ủ phân tự nhiên kéo dài 12 tuần để hỗn hợp này hoàn thiện và trở thành phân bón hữu cơ.

Sau khi hoàn tất, các bao phân bón thành phẩm được phân phối đến các nông trại khắp UAE, nơi chúng được sử dụng để cải thiện độ màu mỡ cho đất, biến những sa mạc cát ở UAE thành một môi trường giàu dinh dưỡng để canh tác, đồng thời bảo vệ và cải thiện an ninh lương thực cho đất nước. Nhờ Reloop, nông dân địa phương có thể tiếp cận với nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao, giúp tăng cường năng suất và chất lượng cây trồng.

Năm 2023, UAE công bố kế hoạch hành động hướng đến năm 2030 với mục tiêu giảm 50% lãng phí thực phẩm và rác thải trong nước. Kế hoạch này bao gồm việc tạo ra các chuẩn mực xã hội mới, nhân rộng các biện pháp thực hành tốt và tạo điều kiện cho các chính sách thúc đẩy tái chế và sử dụng hợp lý tài nguyên.

LÂM HÀ

  •  
Các tin khác

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 28-2024.

Trong một nghiên cứu mới công bố trên trên Human and Ecological Risk Assessment: An International Journal, các nhà khoa học phát hiện trong hệ tiêu hoá của các loài cá phổ biến ở ven biển Bình Định đều có chứa vi nhựa.

Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 27-2024.

Chiều 12/7, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã chia sẻ thông tin: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc chuẩn bị đi vào vận hành.