Phát triển Ngành nước và Vệ sinh tại Việt Nam thông qua các hợp tác mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/2/2018 | 2:57:08 Chiều

Dự án: “Phát triển Ngành nước và Vệ sinh tại Việt Nam thông qua các hợp tác mới” được triển khai thực hiện cơ sở Thảo thuận hợp tác giữa Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Diễn đàn Nước Phần Lan (FWF)

PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến - Phó Chủ tịch VWSA - Giám đốc Dự án 

Mục tiêu chính của dự án: 
 
1. Nâng cao năng lực của VWSA trong bối cảnh cổ phần hoá ngành nước.
 
2. Mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác của VWSA và các đơn vị thành viên.
 
3. Hỗ trợ xây dựng hướng dẫn các đơn vị thành viên, thông qua thí điểm hỗ trợ 02 Doanh nghiệp cấp thoát nước thành viên xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển Doanh nghiêp theo hướng bền vững.
 
4. Chất lượng dịch vụ của đơn vị hội viên được cải thiện thông qua phổ biến, nhân rộng và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động thí điểm nhằm cải thiện các chỉ sổ vận hành và nâng cao chất lượng dịch vụ của hội viên VWSA.
 
Ban Quản lý dự án của Hội Cấp thoát nước Việt Nam báo cáo tổng kết tình hình triển khai dự án "Phát triển Ngành nước và Vệ sinh tại Việt Nam thông qua các hợp tác mới” năm 2017 như sau:
 
I/ Các báo cáo chung thực hiện Dự án:
 
1.1. Chuẩn bị nội dung chung văn kiện dự án và thoả thuận hợp tác:
 

Một buổi làm việc giữa Đại diện VWSA và FWF 
 
Trên có sở kết quả khảo sát đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của các doanh nghiệp hội viên, Hội đã phối hợp với FWF dự thảo xây dựng Văn kiện dự án.
 
- Làm việc với một số đơn vị doanh nghiệp hội viên để tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu nâng cao năng lực cũng như những yêu cầu cần đổi mới đối với hoạt động doanh nghiệp trong bối cảnh cổ phần hóa. 
 
- Phân tích đánh giá đưa ra các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đại diện để thực hiện thí điểm xây dựng Chiến lược phát triển doanh nghiệp;
 
- Trên cơ sở tiêu chí đã lựa chọn 02 Doanh nghiệp đại diện đó là Công ty Cổ phần Cấp nước Hải phòng và Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình dương để thực hiện thí điểm xây dựng Chiến lược phát triển doanh nghiệp.
 
- Trao đổi, thảo luận và thống nhất về nội dung của Văn kiện dự án và Thoả thuận hợp tác giữa VWSA và FWF;
 
1.2. Thành lập Ban chỉ đạo và Nhân sự dự án tại Việt Nam
 
Ban chỉ đạo gồm các thành viên:
 
- Trưởng ban: Ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội CTN VN
 
- Thành viên: Ông Nguyễn Hồng Tiến - Phó Chủ tịch Hội kiêm Tổng thư ký
 
- Thành viên: Ông Ứng Quốc Dũng - Phó Chủ tịch Hội
 
- Thành viên: Ông Phạm Xuân Điều - Trưởng ban Đào tạo
 
- Thành viên: Ông Nguyễn Việt Anh - Trưởng ban Khoa học công nghệ
 
Nhân sự dự án:
 
Theo quyết định số 71/QĐ-HCTNVN ngày 3/7/2017 của Chủ tịch Hội CTN VN nhân sự của dự án gồm những Ông bà có tên sau:
 
- Giám đốc dự án: Ông Nguyễn Hồng Tiến - Phó Chủ tịch Hội kiêm Tổng Thư ký
 
- Phó giám đốc dự án: Bà Hạ Thanh Hằng - Trưởng Ban Chính sách / Trưởng ban Hợp tác quốc tế
 
- Hỗ trợ dự án: Ông Ngô Minh Hải - Chuyên viên Ban Hợp tác quốc tế
 
- Kế toán dự án: Bà Phạm Bích Liên.
 
II/ Kết quả chi tiết thực hiện 4 Mục tiêucủa Dự án
 
Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực cho VWSA
 
1.1. Hoàn thành công tác điều tra, khảo sát đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cấp thoát nước:
 
Chi tiết hoạt động khảo sát được thực hiện từ 2/2017- 6/2017: 
 
Mục tiêu khảo sát, điều tra
 
- Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nước.
 
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp ngành nước và năng lực của Trung ương Hội.
 
- Đề xuất nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của ngành nước đến năm 2025.
 
Đối tượng khảo sát, điều tra
 
Các đơn vị hội viên là các doanh nghiệp cấp thoat nước của VWSA và các Ban chuyên môn của VWSA.
 
Các công việc được triển khai:
 
- Xây dựng phiếu điều tra, khảo sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cấp thoát nước (có mẫu phiếu điều tra kèm theo) gửi đến 80 Doanh nghiệp cấp thoát nước đại diện cho các đơn vị hội viên của Hội.
 
- Tổng hợp, phân tích các phiếu điều tra và viết báo cáo kết qủa. Công việc này đã hoàn thành. (Có báo cáo chi tiết kết quả điều tra)
 
1.2/Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ của Văn phòng VWSA
 
Đã cử: 
 
- Kế toán của Hội tham gia đào tạo nâng cao nghiệp vụ về Kế toán trong quản lý doanh nghiệp.
 
- Chánh Văn phòng được đào tạo về tiếng Anh.
 
Đối với nâng cao trình độ về quản lý dự án và nâng cao trình độ tiếng Anh năm 2017 chưa tổ chức được và đề xuất chuyển sang năm 2018.
 
1.3/ Công tác truyền thông của Hội: 
 
Đã xây dựng trang thông tin dự án Phần Lan trên trang Webcủa Hội;
 
Đã thiết kế trang bìa và in ấn phục vụ cho dự án
 
Đã chia sẻ thông tin về các hoạt động của dự án trên trang Web.
 
Mục tiêu 2: Mở rộng mạng lưới của VWSA và Hội viên
 
2.1 Phối hợp với FWF tổ chức lễ ký kết và khởi động dự án
 

Lễ ký kết khởi động dự án
 
Lễ ký kết và khởi động dự án được tổ chức vào ngày 28 tháng 6 năm 2017 tại khách sạn Fortuna, Hà Nội với 45 đại biểu tham dự. Về phía Việt Nam có Lãnh đạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các đại biểu đến từ Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế: Ngân hàng thế giới (WB), GIZ, TVET, DEVIWAS cùng với các Hội viên của Hội đến từ các tỉnh Sơn La, Hải dương, Hải phòng, Bình Dương, Thừa thiên – Huế… Về phía Phần Lan có đại diện Đại sứ quán Phần Lan, Diễn dàn nước Phần Lan.
 
Tại buổi lễ ký kết dự án, kế hoạch triển khai thực hiện dựán đã được chia sẻ và đại diện các đơn vị hội viên chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh Cổ phần hóa về các vấn đề ngành đang quan tâm: chất lượng nước, cấp nước an toàn, nhu cầu nâng cao năng lực trong quá trình Cổ phần hóa…
 
2.2 Mở rộng mạng lưới hội viên và hợp tác của Hội
 
Một mạng lưới quan hệ hợp tác quốc gia và quốc tế đã được mở rộng. Đây là cơ sở để tiếp cận thông tin và dịch vụ là rất quan trọng với VWSA và các hội viên. Đó là phương tiện để tăng cường quan hệ hợp tác, thiết lập mối quan hệ giữa các tổ chức cũng như các tổ chức với các cá nhân.  
 
- Mở rộng kết nạp hội viên mới: Năm 2017 thông qua các hoạt động của Hội có hiệu quả, Hội đã kết nạp được thêm 13 hội viên mới năng tổng số Hội viên là 329. 
 
- Phối hợp với UBM tổ chức thành công sự kiện VIETWATER2017 tại Hồ Chí Minh với sự tham gia của 38 quốc gia, 450 gian hàng. Trong thời gian tổ chức sự kiện này, Hội đã phối hợp với Bộ Xây dựng, Diễn đàn Nước Phần Lan tổ chức hội thảo Hợp tác Việt Nam - Phần Lan trong lĩnh vực Cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. Tại sự kiện này: Có nhiều doanh nghiệp Phần Lan đã có cơ hội trao đổi, tìm hiểu, xúc tiến đầu tư... với các doanh nghiệp ngành nước Việt Nam.
 
- Phối hợp với Hội Nước Úc, Hungary, Đức... tổ chức các hội thảo có hiệu quả để phát triển ngành nước, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận và chuyển giao công nghệ, giao lưu, kết nối doanh nghiệp. 
 
- Từ tháng 7 năm 2017, Hội đã ký kết các biên bản ghi nhớ với Hội nước của Hungary; Ba Lan…., đồng thời làm việc với Hội Công trình Thoát nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Ixrael...tiếp các tổ chức quốc tế như JICA, ADB, WB, GIZ, Đan Mạch, KEITY (Hàn Quốc) …
 
Thông qua các hoạt động trên, vị thế của Hội đã được nâng cao trong nước và trong quan hệ quốc tế.
 
2.3 Hỗ trợ, tổ chức đào tạo và thu thập ý kiến về các nghị định, chính sách của Ngành
 
- Ngày 12.10.2017, VWSA phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên, Bộ Tài nguyên môi trường tại TP Hồ Chí Minh tập huấn Nghị định 82/2017/ND-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ về Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Tham dự có 56 người đại diện của Doanh nghiệp Cấp nước các tỉnh phía Nam - Thông qua tập huấn, các đại biểu nắm rõ được những ý tưởng, những nội dung cơ bản của Nghị định để từ đó trở về Doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của nhà nước về nội dung này.
 
- Ngày 29/11/2017 Hội đã tổ chức hội thảo về Cổ phần hóa doanh nghiệp ngành nước: Đến dự Hội thảo các các hội viên của hội, đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, các cơ quan thông tin. Tại Hội thảo các đại biểu đã phát biểu và khẳng định chủ trương của Đảng và Chính phủ về CPH là đúng và cho đến nay đã có 90% doanh nghiệp đã Cổ phần hóa. Qua khảo sát cho thấy, Công tác Cổ phần hóa đã đạt những tiến bộ nhất định, đồng thời cũng có nhiều hạn chế cần khắc phục. Thông qua Hội thảo về Cổ phần hóa, VWSA có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị bổ sung, sửa đổi một số quy định cho phù hợp 
 
Mục tiêu 3: Thí điểm dự án cải thiện năng lực
 
3.1/ Hỗ trợ tư vấn xây dựng kế hoạch triển khai.
 
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng khung về Chiến lược Phát triển doanh nghiệp: Dự thảo khung chiến lược phát triển doanh nghiệp đã gửi xin ý kiến hơn 60 doanh nghiệp và sau khi tổng hợp Ban quản lý dự án đã gửi cho FWF để lấy ý kiến.
 
- Ban Chỉ đạo Dự án đã thống nhất dự thảo khung Chiến lược phát triển doanh nghiệp và đồng ý cho triển khai thí điểm.
 
- Xây dựng TOR để lựa chọn tư vấn hỗ trợ cho 2 doanh nghiệp thí điểm xây dựng Chiến lược Phát triển doanh nghiệp.  Đồng thời tiến hành lựa chọn tư vấn triển khai thực hiện.
 
3.2/ Khảo sát và làm việc với 2 doanh nghiệp để thực hiện thí điểm chiến lược phát triển doanh nghiệp.
 
Tổ chức làm việc với Công ty Cổ phần cấp nước Hải Phòng (miền Bắc) và Công ty Cổ phần Nước - Môi trưởng Bình Dương về giới thiệu khung chiến lược phát triển doanh nghiệp.
 
Giới thiệu tư vấn hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp
 
Hướng dẫn xây dựng chiến lược Phát triển doanh nghiệp tại Bình Dương ngày 14 tháng 12 năm 2017 và tại Hải Phòng dự kiến trong tháng 1 năm 2018.
 
Lập kế hoạch phối hộp triển khai thí điểm.
 
Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dịch vụ các đơn vị Hội viên thông qua phổ biến, nhân rộng, chia sẻ kinh nghiệm và áp dụng
 
Hoạt động này sẽ được thiết kế sau khi hoạt động thíđiểm hỗ trợ 02 doanh nghiệp đồng thời xây dựng Sổ tay hướng dẫn cũng như các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp hội viên vào năm sau.
 
Đánh giá kết quả hoạt động 
 
Đánh giá kết quả đạt được:
 
Mặc dù thời gian thực hiện ngắn song với sự nỗ lực và quyết tâm của Hội và Diễn đàn Nước Phần Lan, cơ bản các hoạt động của dựán đã được tổ chức triển khai và thực hiện đúng tiến độ.Đặc biệt rất nhiều hoạt động được triển khai đólà: khảo sát đánh giá, tổ chức hội thảo, các chuyến công tác làm việc với các địa phương đã giúp phát hiện những vấn đề nóng của ngành, những bất cập cũng như khó khăn thách thức mà thực tiễn đặt ra đối với các doanh nghiệp trong lộ trình thực hiện Cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ; Công tác giao lưu, hợp tác quốc tế được mở rộng, việc kết nạp hội viên mới đạt kế hoạch. Công tác đào tạo, nâng cao năng lực được đẩy mạnh qua đó giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực của mình trong quản trị doanh nghiệp, quản lý vận hành, đổi mới công nghệ…
 
 Những khó khăn thách thức:
 
Do hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện chịu sự kiểm soát của nhà nước nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội nhưng các cơ chế chính sách của Chính phủ mặc dùđãđược điều chỉnh song vẫn còn những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện. Điều này tác động trực tiếp đến việc thíđiểm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển doanh nghiệp trong quá trình Cổ phần hóa vừa đảm bảo hoạt động Doanh nghiệp phát triển bền vững vừa đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành. Đây cũng chính là những thách thức trong quá trình thực hiện các mục tiêu của dự án.
 
 
Ban Quản lý Dự án
  •  
Các tin khác

Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề “Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt tại Việt Nam

Tài nguyên nước mặt của Việt Nam đang được khai thác và sử dụng phục vụ những mục đích khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện đến sinh hoạt.

Những con số thống kê về nước của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói lên vai trò chủ đạo của nước trong phát triển kinh tế - xã hội.