Hội thảo quốc tế: Nước 4.0 - Cơ hội và thách thức

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/5/2019 | 11:47:06 Sáng

(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Ngày 16/5/2019 , tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi hội cấp nước miền Trung và Tây Nguyên, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo quốc tế: Nước 4.0 - Cơ hội và thách thức.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tham dự có PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam; PGS.TS.Ứng Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam; ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Trương Công Nam, Chủ tịch Chi hội Cấp nước miền Trung và Tây Nguyên, Chủ tịch Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế, cùng trên 250 đại biểu hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường đến từ 12 quốc gia như: Úc, Phần Lan, Hà Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Campuchia...

Như chúng ta đã biết, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi căn bản nền sản xuất, từng bước vẽ lại bản đồ kinh tế.

Trong xu hướng này, mỗi một cá nhân, đơn vị nếu không bắt nhịp sẽ bị tụt hậu, thậm chí bị đào thải khỏi thị trường. Hội thảo là một vấn đề lớn hết sức thời sự, mang tính toàn cầu, một xu thế tất yếu mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam – Đó là nâng cao năng suất chất lượng, tốc độ hiệu quả để rút ngắn khoảng cách phát triển, trong đó có cả ngành nước.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam chia sẻ:"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội thúc đẩy có tính đột phá song cũng có nhiều thách thức đối với ngành nước như: Nhận thức về CMCN 4.0 chưa đầy đủ, thông tin về sản phẩm của CMCN 4.0 còn hạn chế; Cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người chưa đáp ứng được mức độ phát triển của CMCN 4.0; Cơ chế chính sách về quản lý cấp nước, tài nguyên nước, các quy định có liên quan đến đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác, các quy định về định mức, đơn giá chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; Nguồn lực để đổi mới công nghệ, thiết bị để tương thích, phù hợp với thời kỳ IoT còn hạn chế ; Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0...".

Tại Hội thảo, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: "Phát triển hệ thống quản lý đô thị và hạ tầng kỹ thuật, quản lý môi trường thông minh; hướng đến trở thành đô thị "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, trong đó nước sạch cho người dân là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm đến vấn đề cải tạo, nâng cấp mở rộng và đầu tư xây dựng mới các hệ thống cấp nước, nhiều dự án cấp nước đã được tỉnh quan tâm đầu tư, nhiều biện pháp, giải pháp cũng đã được tỉnh áp dụng, nhằm hướng đến ngày càng nhiều người dân được dùng nước sạch. Đến nay, toàn tỉnh đã có 87% dân số được sử dụng nước sạch, tỷ lệ cấp nước đô thị đạt 95%, (thành phố Huế 100%), nông thôn đạt >80%, chất lượng nước không ngừng nâng cao, đã công bố cấp nước an toàn toàn tỉnh vào năm 2009 và duy trì bền vững 10 năm qua."
 

Ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu

"Việc đầu tư thiết bị thông minh, công nghệ thông tin kiểm soát và điều khiển hệ thống cấp nước là bước đi hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao tiện ích sống của con người, đảm bảo cấp nước an toàn, an ninh trong tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, đồng thời cũng là điều kiện để hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới" Phó Chủ tịch tỉnh Phan Thiên Định nhấn mạnh.

Theo ông Trương Công Nam, Chủ tịch Chi Hội cấp nước miền Trung và Tây Nguyên, Chủ tịch Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế, đối với ngành cấp thoát nước, cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện, tất cả hoạt động của doanh nghiệp từ quản trị doanh nghiệp, quản lý chất lượng nước, năng lượng, dịch vụ khách hàng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quản lý tài sản, quản lý NRW, tài chính, văn phòng điện tử... Đây vừa là thời cơ thuận lợi để các doanh nghiệp ngành nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển nhanh và bền vững, đồng thời đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc bắt kịp xu thế tất yếu của thời đại.
 
Ông Trương Công Nam - Chủ tịch Chi hội cấp nước Miền Trung - Tây Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Huế Waco phát biểu.
 
 
Tham luận của ông Kalevo Kylatie - chuyên gia Công ty Fluidit (Phần Lan).

Với 30 bài tham luận, trong đó có 12 tham luận quốc tế được thiết kế, trình bày công phu, mang tính khoa học và thực tiễn cao. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành nước cùng nhau thảo luận, chia sẽ những khó khăn, kinh nghiệm, để áp dụng có hiệu quả cho mỗi đợn vị, góp phần định hình và phát triển ngành nước trong tương lai, từng bước thực hiện hóa mục tiêu Water - Nước 4.0 của tất cả chúng ta.

Một số hình ảnh Hội thảo:
 

 



 

 
                                                                                            Tùng Anh
  •  
Các tin khác

Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề “Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt tại Việt Nam

Tài nguyên nước mặt của Việt Nam đang được khai thác và sử dụng phục vụ những mục đích khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện đến sinh hoạt.

Những con số thống kê về nước của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói lên vai trò chủ đạo của nước trong phát triển kinh tế - xã hội.