Đại hội Chi hội Cấp nước miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X (2019 - 2021)
- Cập nhật: Thứ bảy, 18/5/2019 | 8:50:17 Sáng
Ngày 17/5/2019, tại Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế, Chi hội Cấp nước miền Trung và Tây Nguyên đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ X (nhiệm kỳ 2019 - 2021).
Các đại biểu tham dự Đại hội
Tới tham dự đại hội có ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; PGS.TS.Ứng Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam; đại diện một số Sở, Ban, Ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế; các công ty Cấp thoát nước khu vực miền Trung và Tây Nguyên; đại diện một số tổ chức quốc tế; các cơ quan báo chí Trung ương và Thừa Thiên Huế.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, với sự nỗ lực, thống nhất, đoàn kết cao của BCH Chi hội và các hội viên; Chi hội Cấp nước Miền Trung – Tây Nguyên đã không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả họạt động. Chi hội đã luôn bám sát nhu cầu hội viên, định hướng của tổng hội, xu hướng phát triển của ngành nước Việt Nam và thế giới để xây dựng kế hoạch hoạt động mang tính thiết thực, hiệu quả, tạo sự gắn kết, giúp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hội viên, các đơn vị đều có sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và quy mô hoạt động; hướng đến mục tiêu Cấp nước an toàn, bền vững; trong đó nổi bật là các hoạt động: Đầu tư phát triển ; Nghiên cứu, ứng dụng KHCN, CNTT; Hợp tác quốc tế; từ thiện xã hội,… góp phần vào hoạt động chung của ngành cấp thoát nước Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Tại Đại hội, các đại biểu đã thống nhất một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nâng cao năng lực cấp nước; đẩy mạnh phát triển KH, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước.
- Xây dựng chương trình nâng cao chất lượng DVKH tiến đến dịch vụ hoàn hảo.
- Nâng cao chất lượng nước, áp lực nước, cấp nước liên tục 24/24; Duy trì và thực hiện thành công Kế hoạch CNAT, tiến đến an toàn và ngon; khuyến khích và hỗ trợ các hội viên công bố CNAT.
- Đánh giá các mối nguy/nguy cơ để xây dựng Kế hoạch đảm bảo an ninh nước, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm thiểu NRW, mục tiêu giảm tối thiểu 1,0-1,5%/năm.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng KHCN để nâng cao năng lực và hiệu quả SXKD, tạo giá trị cốt lõi cho mỗi đơn vị hội viên.
- Đẩy mạnh công tác quản lý tài sản; quản lý tài sản theo vòng đời hiệu quả.
- Xây dựng, triển khai Kế hoạch số hóa, đẩy mạnh ứng dụng CNTT để Quản lý thông minh HTCN, phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ tới, Chi hội cũng kiến nghị Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành xem xét, điều chỉnh, bổ sung và ban hành cơ chế giá nước mới phù hợp hiện nay. Cụ thể:
+ Theo cơ chế thị trường: Thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng. Không phân biệt giữa đô thị và nông thôn, theo chất lượng và mức độ dịch vụ.
+ Giá nước độc lập với giá dịch vụ và quyền đấu nối.
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Xây dựng lộ trình và qui định giá nước 3-5 năm để doanh nghiệp chủ động và chuẩn bị nguồn lực.
+ Hỗ trợ trực tiếp chi phí sử dụng nước khu vực nông thôn-Miền núi nghèo.
- Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ:
+ Ban hành Luật cấp nước; Sửa đổi Nghị định 117/2007, NĐ 124/2011, khôi phục lượng nước sử dụng tối thiểu, tiến đến thực hiện cơ chế giá dịch vụ/ quyền đấu nối; Bổ sung hình thức Thỏa thuận trực tiếp giữa đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước; Thành lập Hội đồng/Tổ trọng tài: Xem xét việc kiến nghị/ điều chỉnh giá nước của các đơn vị cấp nước.
Sửa đổi, nâng mức lợi nhuận tối thiểu 5% tại Thông tư 75 ngày 15/5/2012 của Liên bộ: TC– XD– NNPTNT: Tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm ; Liên bộ: Tài chính – Xây dựng – NN và PTNT: Cho phép đưa các chi phí phù hợp với tiêu chuẩn công ty đã công bố CNAT, chất lượng dịch vụ vào giá thành/ giá bán nước sạch (Giá nước = CLN+CLDV+ CNAT + An ninh nước); Sửa đổi Thông tư 88/2012/TT-BTC về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt: Biểu giá đã ấn định gần 7 năm không còn phù hợp ; Thông tư 01/2008/TT-BXD: Đề nghị khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các vùng cấp nước để giảm các chi phí quản lý, vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ; Bộ Công thương tham mưu Chính phủ: Áp dụng cơ chế 01 giá điện cho hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch; Bộ Y tế: Bổ sung quy chuẩn quốc gia về cấp nước an toàn với nhiều cấp độ khác nhau, hội nhập với thế giới; Bộ Thông tin và Truyền thông: Cấp đầu số 1025 làm Call- Center cho Ngành nước Việt Nam.
Đại hội đã thống nhất bầu ra BCH Chi hội, nhiệm kỳ 2019 - 2021 gồm 29 đại biểu. Ông Trương Công Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Chi hội Cấp nước miền Trung và Tây Nguyên.
Tùng Anh
Các tin khác
Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề “Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.
Tài nguyên nước mặt của Việt Nam đang được khai thác và sử dụng phục vụ những mục đích khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện đến sinh hoạt.
Những con số thống kê về nước của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói lên vai trò chủ đạo của nước trong phát triển kinh tế - xã hội.