Tăng cường hợp tác với khối doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho lĩnh vực thoát và xử lý nước thải

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/6/2019 | 5:40:58 Chiều

(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Ngày 07/06/2019, hội thảo “Hợp Tác Với Khối Doanh Nghiệp Trong Đào Tạo Nghề Cho Lĩnh Vực Thoát Và Xử Lý Nước Thải” đã diễn ra tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có hơn 60 đại biểu, bao gồm lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, lãnh đạo Bộ Xây dựng, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, ban giám hiệu các trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, trường Cao đẳng Xây dựng số 1, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế cùng đại diện các công ty hoạt động trong lĩnh vực thoát nước & Xử lý nước thải tại ba miền Bắc, Trung, Nam.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi và đi đến thống nhất: Hợp tác với doanh nghiệp chính là một trong những điểm sáng và yếu tố quyết định thành công của chương trình đào tạo thí điểm nghề Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải. Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ghi nhận, chương trình đã thiết lập được một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan dưới hình thức Ban chỉ đạo với sự tham gia mạnh mẽ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ chủ quản (Bộ Xây dựng), Hội nghề nghiệp (Hội Cấp thoát nước Việt Nam), nhà trường và khối doanh nghiệp. Một điểm đặc biệt nữa là lần đầu tiên, một Hiệp hội nghề nghiệp đóng vai trò đầu mối trung tâm của khối doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
 
Dưới sự điều phối của Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các doanh nghiệp đã tham gia tích cực, thực chất vào các bước quan trọng nhất của toàn bộ quá trình đào tạo, bao gồm: xây dựng tiêu chuẩn nghề, chuẩn đầu ra; tiếp nhận học viên về đào tạo trực tiếp tại nhà máy với thời gian chiếm hơn 30% tổng thời gian đào tạo và trực tiếp tham gia vào quá trình ra đề thi và chấm thi tốt nghiệp.
 
 
 
Sự thành công của chương trình đào tạo thí điểm đã tạo tiền đề để nhân rộng mô hình đào tạo hợp tác nghề Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải tới hai cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới, đó là: trường Cao đẳng Công nghiệp Huế với 2 doanh nghiệp đối tác là Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng ; trường Cao đẳng Xây dựng số 1 với 3 doanh nghiệp đối tác: Công ty THHH MTV Thoát nước Hải Phòng, Công ty Cổ phần Thoát nước và Xử lý nước thải Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên.
 
 
Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp là chìa khóa để đảm bảo chất lượng và tính thực tiễn trong đào tạo, giúp học viên tốt nghiệp đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp. Để sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trở nên bền vững hơn, chương trình Đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam đã hỗ trợ các đối tác thành lập ba hội đồng tư vấn nghề Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải tại 3 trường: trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội và trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Tại bội thảo, ba hội đồng tư vấn đã ra mắt các đại biểu và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các tổ chức và công ty tham dự.
 
 
TS. Juergen Hartwig, giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) nhận định: "Tất cả những thành quả này là bước tiến mới trong việc gắn kết khối doanh nghiệp vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đây cũng chính là một trong những chìa khóa thành công của đào tạo nghề tại CHLB Đức mà chúng tôi mong muốn tích hợp được lâu dài, bền vững trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam”.

Ghi nhận những đóng góp hiệu quả của bà Phan Thị Hoàng Mai (Trưởng Hợp phần 3) cho sự thành công của Chương trình đổi mới đào tạo nghề Thoát nước và xử lý nước thải tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của ngành Cấp thoát nước Việt Nam, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã ký quyết định trao tặng bà Phan Thị Hoàng Mai Kỷ niệm chương Vì sự phát triển ngành Cấp thoát nước Việt Nam.
 
 
Hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ hợp phần "Đào tạo nghề cho lực lượng lao động có tay nghề trong lĩnh vực xử lý nước thải” thuộc Chương trình hợp tác phát triển Việt-Đức "Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”, được thực thi bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ).

Hà Thắm
  •  
Các tin khác

Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề “Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt tại Việt Nam

Tài nguyên nước mặt của Việt Nam đang được khai thác và sử dụng phục vụ những mục đích khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện đến sinh hoạt.

Những con số thống kê về nước của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói lên vai trò chủ đạo của nước trong phát triển kinh tế - xã hội.