Thủy điện “cứu hạn” cho hàng trăm hécta cây trồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/3/2020 | 10:50:16 Sáng

Tình hình hạn hán diễn biến phức tạp, hàng trăm hécta cây trồng bị khô hạn thiếu nước, người dân tại xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) liên tục “cầu cứu” công ty thủy điện xả nước giúp dân cứu hạn...

Ngày 31-3, ông Nguyễn Văn Chín, Chủ tịch UBND Tây Thuận cho biết, Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak (giáp ranh Bình Định - Gia Lai) vừa tiến hành xả nước lần thứ 2 để cứu cho hàng trăm hécta cây trồng, chủ yếu là lúa của người dân ở 2 thôn Thượng Sơn, Trung Sơn (xã Tây Thuận).

Thủy điện 'cứu hạn' cho hàng trăm hécta cây trồng ảnh 1
Người dân tại thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận bơm nước từ thủy điện An Khê - Ka Nak để cứu hạn cho lúa.
Theo UBND xã Tây Thuận, từ đầu năm 2019 đến nay địa phương không xảy ra một trận mưa nào lớn. Nắng hạn kéo dài khiến cho các ao hồ, đập chứa nước và ruộng đồng khô cạn.

Ngay trong vụ đông xuân 2019 – 2020, toàn xã Tây Thuận có gần 300ha lúa bị thiếu nước trầm trọng, nguy cơ mất mùa. Theo nguyện vọng của người dân, UBND xã Tây Thuận đã có đơn kiến nghị Công ty Thủy điện An Khê - Ka Nak xả nước cứu lúa cho người dân.

"Trước nguyện vọng của người dân xã Tây Thuận và sau khi có ý kiến của các bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh Bình Định thì thủy điện An Khê - Ka Nak đã đồng ý mở van, xả 2 lần nước cứu khoảng 260ha lúa và hàng trăm hécta cây màu vụ đông xuân cho người dân ở Tây Thuận. Do lượng nước hạn chế, nên mỗi lần hồ thủy điện này chỉ xả 3 ngày, mỗi ngày xả 2 tiếng rồi ngắt…”, ông Nguyễn Văn Chín cho hay.

Thủy điện 'cứu hạn' cho hàng trăm hécta cây trồng ảnh 2
Vào vụ hè thu sẽ có khoảng 93ha đất lúa của người dân xã Tây Thuận "ăn" nước của thủy điện An Khê - Ka Nak phải dừng sản xuất do khô hạn, thiếu nước.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Tây Thuận, chưa có năm nào mà hạn hán diễn ra khốc liệt, dai dẳng tại địa phương như 2 năm qua. Hiện, cơ bản diện tích lúa vụ đông xuân của người dân đều đảm bảo đủ nước để thu hoạch. Tuy nhiên, sang vụ hè thu thì thủy điện An Khê – Ka Nak hết xả, tình hình sẽ căng thẳng hơn nhiều.
Theo ước tính, hiện đang có khoảng 300ha lúa và hàng trăm hécta cây trồng tại xã Tây Thuận đều hưởng nước của thủy điện này, mới sản xuất được. Trước tình hình khô hạn phức tạp, xã Tây Thuận buộc phải dừng sản xuất gần 93ha đất lúa trong vụ hè thu, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn gây ra…
Theo SGGP
  •  
Các tin khác

Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề “Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt tại Việt Nam

Tài nguyên nước mặt của Việt Nam đang được khai thác và sử dụng phục vụ những mục đích khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện đến sinh hoạt.

Những con số thống kê về nước của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói lên vai trò chủ đạo của nước trong phát triển kinh tế - xã hội.