Bắc Giang phấn đấu 68% cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2024 | 5:04:15 Chiều

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.


Ảnh minh hoạ. 

Theo đó, Bắc Giang đặt mục tiêu phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương, sức mạnh tổng hợp của Nhân dân, đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc; có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước; giữ vững vị trí về quy mô kinh tế. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Cụ thể, về kinh tế, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng GRDP đạt 14,0%, trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 17,0% (công nghiệp tăng 17,7%, xây dựng tăng 8,5%); dịch vụ tăng 7,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,0%; thuế sản phẩm tăng 9,5%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 70,0%; Dịch vụ (bao gồm cả Thuế sản phẩm) 19,7%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 10,3%.

GRDP bình quân đầu người đạt 4.950 USD. Tốc độ tăng năng suất lao động 11,7%. Thu ngân sách nhà nước đạt 16.500 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 123,03 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất/01ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 140 triệu đồng. Khách du lịch 3,0 triệu lượt. Tỷ lệ dân số đô thị đạt 34,3%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 87,9%; huyện đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế 7 đơn vị cấp huyện).

Về văn hóa - xã hội, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 96,8%, mức độ 2 đạt 28,3%. Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường của TYT xã và PKĐKKV) đạt 36,2 giường; tỷ lệ người dân có thẻ Bảo hiểm y tế đạt 99,5%; 47,0% lao động trong độ tuổi tham gia Bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 82,9%; Tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị 91,2%; Tỷ lệ xã có đầy đủ các thiết chế văn hóa, thể thao cấp thôn, cấp xã 92,0%. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2021-2025) 0,9%; trong đó các xã đặc biệt khó khăn còn 6,8%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 35%; Tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị 2,4%.

Về môi trường, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch (đạt quy chuẩn 01 trở lên) đạt 67,2% (trong đó thành thị 94,8%; nông thôn đạt 58,0%). Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý hợp vệ sinh đạt 87,0% (thành thị 97,8%, nông thôn 80,9%). Khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%; CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn 68,0%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý 100%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 37,5%.

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư; tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh thu ngân sách; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, trọng tâm là hạ tầng khung về giao thông, công nghiệp, đô thị. Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Chú trọng công tác y tế; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực; tăng cường quản lý lao động; thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường chuyển đổi số. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo./.

DUY ANH
  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.

Nằm trong danh sách các “điểm đen” về ngập úng trên địa bàn thành phố, hàng loạt khu đô thị, tuyến đường thuộc khu vực phía Tây Hà Nội đang tiếp tục chịu cảnh chìm trong biển nước sau mỗi trận mưa lớn.