Quảng Ngãi: Đối mặt với hạn hán, thiếu nước sản xuất

  • Cập nhật: Thứ bảy, 29/6/2019 | 2:41:18 Chiều

Do nắng nóng gay gắt kéo dài và lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm nên Quảng Ngãi đã, đang và sẽ đối mặt với nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt trên diện rộng.

Hiện lượng nước của hồ chứa Mạch Điểu (huyện Mộ Đức) chỉ còn khoảng 35% dung tích thiết kế.
Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, hiện lượng nước của các hồ trên địa bàn tỉnh chỉ còn khoảng 35% dung tích thiết kế; nhiều hồ chứa chỉ còn từ 10 - 15% dung tích thiết kế như hồ chứa Gia Hội, Mỹ Thanh, Hố ​Chuối (huyện Bình Sơn); Hóc Sầm, Mạch Điểu (huyện Mộ Đức); Sở Hầu, Diên Trường, Cây Sanh, Huân Phong (huyện Đức Phổ),… Một số hồ chứa có dung tích trữ dưới mực nước chết như Phước Tích, Hòa Hải, Trung Tín (huyện Bình Sơn); Hóc Cầy (huyện Đức Phổ).
 
Hiện, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có trên 11.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Các địa phương có số hộ thiếu nước sinh hoạt nhiều như Bình Sơn 3.400 hộ, Sơn Tịnh 1.500 hộ, Trà Bồng 1.200 hộ, huyện đảo Lý Sơn 1.800 hộ.
 
Đối với sản xuất nông nghiệp, qua báo cáo của các địa phương và kiểm tra thực tế,  toàn tỉnh có trên 740ha diện tích đất nông nghiệp không sản xuất được và 770ha lúa vụ Hè Thu chưa gieo sạ do thiếu nước tưới.
 
Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, trong thời gian tới nếu tình hình nắng nóng vẫn tiếp tục diễn ra thì khả năng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất là rất cao. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp dự kiến bị hạn khoảng 13.000ha, trong đó 7.400ha lúa, 5.600ha cây trồng khác.
 
Để chủ động công tác phòng, chống hạn được kịp thời, Sở Nông nghiệp và PTNT kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí để tỉnh chống hạn và xâm nhập mặn; UBND tỉnh tổ chức họp để chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống hạn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất vụ Hè Thu 2019.   

kinhtenongthon.vn
 
 
  •  
Các tin khác

Những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công... gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở, lún sụt...

Đẩy mạnh áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên nước là yêu cầu cấp thiết.

Dự án được xây dựng với mục tiêu cốt lõi là quản lý và giải quyết các vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở vùng đồng bằng sông Hồng thông qua phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông.

Các quốc gia tìm mọi cách cứu lấy những dòng sông và đại dương vốn đã 'chết', hồi sinh chúng khỏi thảm họa sinh thái.