Ô nhiễm nước thải ở các KCN trên địa bàn Thừa Thiên - Huế

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/10/2021 | 3:35:11 Chiều

Trước thực trạng trên, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang đốc thúc các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp phải sớm xây dựng hoàn chỉnh trạm xử lý nước thải tập trung.

Hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 1 KKT là Chân Mây - Lăng Cô và 6 khu công nghiệp (KCN) gồm Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa và Quảng Vinh. Tuy nhiên, chỉ có Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy) được đầu tư nhà máy xử lý nước thải, 5 khu công nghiệp còn lại vẫn chưa được đầu tư, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao.
Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy) giai đoạn 1, 2 có diện tích 185ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 98% và đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 6.500 m3/ngày đêm. Hiện nay, Khu công nghiệp Phú Bài đang mở rộng giai đoạn 3, 4 với tổng diện tích 463ha.
o-nhiem-nuoc-thai-o-cac-kcn-tren-dia-ban-thua-thien-hue-1
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế, hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định. Ảnh minh họa
Năm 2017 UBND tỉnh đã có Quyết định 19/2017/QĐ-UBND hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư công trình đầu mối nhà máy xử lý nước thải, tối đa không quá 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp nào tiếp cận được nguồn kinh phí này. Nguyên nhân các khu công nghiệp thu hút doanh nghiệp, nhà máy… vào hoạt động sản xuất đạt tỷ lệ thấp khiến các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp chưa triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Đối với Khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa, Quảng Vinh… đến nay vẫn chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Không có hệ thống xử lý nước thải làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của địa phương, cũng như môi trường sinh thái bền vững xung quanh khu công nghiệp. Do quá trình hoạt động nhiều nhà máy đã tự ý xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến khu dân cư gây bức xúc cho người dân địa phương.
Đại diện Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Muốn kêu gọi được các doanh nghiệp, nhà máy… vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, các khu công nghiệp phải có nhà đầu tư hạ tầng để đầu tư hoàn thiện hệ thống đường, điện, hệ thống xử lý nước thải tập trung… Tuy nhiên, do một số khu công nghiệp ít doanh nghiệp vào thuê đất nên các nhà đầu tư hạ tầng không mặn mà bỏ tiền ra đầu tư. Mặt khác, nếu nhà đầu tư hạ tầng lỡ đầu tư trước mà ít doanh nghiệp vào thuê thì họ sẽ rất lỗ, nên đây là một bài toán phức tạp.

Minh Anh (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.