Bên cạnh áp lực của khí thải, tình trạng xử lý nước thải cho đô thị tại Đồng Nai đang là vấn đề cấp thiết.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 31 KCN đang hoạt động, trong tương lai còn thêm 7 KCN đưa vào hoạt động. Địa phương hiện có gần 3,3 triệu dân, dự báo còn tăng nhanh bởi dân nhập cư, nhiều khu đô thị mới theo đó hình thành. Cùng với quá trình đô thị hóa, Đồng Nai đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bên cạnh áp lực của khí thải, tình trạng xử lý nước thải cho đô thị tại Đồng Nai đang là vấn đề cấp thiết. Trong đó, đặc biệt ở TP Biên Hòa, với dân số đông và ngày càng tăng, hệ thống hạ tầng nhiều nơi không theo kịp tốc độ tăng dân số thì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt lại đang gần bằng… 0.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có một công trình xử lý nước thải hoàn thành và đưa vào sử dụng, nằm tại TP Biên Hòa, tuy nhiên công trình này chưa có đường ống dẫn nguồn nước thải từ các hộ gia đình đến trạm mà phải tạm thời bơm nước suối nơi nước thải của dân xả xuống đem xử lý rồi trả lại môi trường.
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện tổng lượng nước thải ở các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là khoảng 289.000 m3/ngày đêm, trong đó tại TP Biên Hòa là 116.000 m3/ngày đêm, TP Long Khánh là 15.500 m3/ngày đêm, còn lại là các đô thị khác. Tuy nhiên, hiện chỉ hơn 1% nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý theo quy định, còn hơn 98% vẫn đang xả trực tiếp ra môi trường. Trong khi đó, dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Biên Hòa từng hứa hẹn được đầu tư trong giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư hơn 6.600 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ODA hơn 5.300 tỉ đồng và nguồn vốn đối ứng của UBND tỉnh hơn 1.200 tỉ đồng. Dự án dự kiến thực hiện từ năm 2016 đến 2026, tuy nhiên vướng mắc sau đó xảy ra xung quanh các vấn đề mặt bằng, công nghệ và phương án triển khai.
Trước thực tế này, UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu các cơ quan liên quan phải nhanh chóng nghiên cứu giải pháp khắc phục. UBND tỉnh nêu rõ nếu chưa thực hiện được dự án lớn để xử lý ô nhiễm thì chia nhỏ dự án để đẩy nhanh thực hiện. Điển hình có thể chia nhỏ dự án xử lý nước thải thông qua việc đầu tư các trạm xử lý nước có quy mô phù hợp tại các khu vực, tuyến sông, suối trước khi xả ra sông.
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.