Thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu, cụm công nghiệp
- Cập nhật: Thứ hai, 8/8/2022 | 4:48:39 Chiều
Dù có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nước nhà khi thu hút hàng hoạt nhà đầu tư nước ngoài, song, các KCN, KKT và cụm công nghiệp vẫn còn đó những bất cập. Trong đó đó nổi cộm là vấn để bảo vệ môi trường.
Đồng thời, cả nước hiện có 17 khu kinh tế (KKT) được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 850.000 ha. Trong các KKT, có 38 KCN với tổng diện tích 15.200 ha, trong đó 17 KCN đang hoạt động và 21 KCN đang xây dựng.
Dù có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nước nhà khi thu hút hàng hoạt nhà đầu tư nước ngoài, song, các KCN, KKT và cụm công nghiệp vẫn còn đó những bất cập. Trong đó đó nổi cộm là vấn để bảo vệ môi trường.
Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT cho biết, hệ thống các KCN luôn đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
"Việt Nam đang có gần 400 KCN và KTT, thu hút tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 12 tỷ USD, chiếm khoảng 80-90% các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất", bà Hiếu nói và nhìn nhận, nền công nghiệp phát triển nhanh chóng cũng đã gây ra những ảnh hưởng, tác động đến môi trường. Một số KCN chưa hoàn thành xây dựng nhà máy xử lý nước thải, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân do ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, chất thải nguy hại.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2020, cả nước có 968 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 30.912 ha đã được thành lập, trong đó có 450 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, chiếm 46,5%.
Về vấn đề xử lý môi trường CCN mới chỉ có 141/730 CCN, chiếm khoảng 20% đi vào hoạt động, đã hoàn thiện công trình xử lý môi trường chung, đa phần là các CCN thành lập sau Quyết định 105 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực. Số CCN còn lại chủ yếu hình thành trước Quyết định 105 nên chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và cần xử lý dứt điểm tình trạng này.
Theo Savills Việt Nam, Việt Nam cần nhìn bài học của các quốc gia khác trên thế giới để phát triển công nghiệp bền vững. Trong đó, Trung Quốc là ví dụ điển hình. Cách đây 30 năm trước, cường quốc này cũng sở hữu nhiều lợi thế nổi trội trong khu vực giống Việt Nam. Chính quyền đã tận dụng triệt để những thế mạnh sẵn có để tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI trong nhiều ngành nghề, bao gồm sản xuất, chế tạo và xuất khẩu.
Tuy nhiên, điều này đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động đỏ tại Trung Quốc trong giai đoạn 2015-2017. Trên báo đài địa phương và quốc tế đã xuất hiện hàng loạt bài báo về việc thủ đô Bắc Kinh chìm trong khói bụi và sương mù, tạo ra bởi nhiều nhà máy sản xuất tại các khu vực lân cận. Để xử lý thực trạng ô nhiễm này, Bộ Môi trường Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra lượng khí thải cao. Đây là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần lưu tâm.
Savills cho rằng, để đạt được kết quả bền vững trong ngành công nghiệp, phần nhiều nỗ lực sẽ đến từ chủ trương và quyết định của Chính phủ. Hiện tại, tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đều phải báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) hàng năm. Yêu cầu này bắt buộc các công ty công bố hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như đo lường chính sách lao động và nhân quyền của nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp đang chuyển hướng, ưu tiên vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo, sản xuất công nghệ cao và "sạch” hơn. Đây là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có thể kể đến sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử. Đồng thời, cần hạn chế các ngành nghề truyền thống như dệt may nhuộm, gia công giày da, sản xuất pin, ắc quy đang sử dụng công nghệ lạc hậu và lỗi thời. Bởi, đó là những lĩnh vực sử dụng nhiều hóa chất và thải ra nhiều độc hại cho công nhân cũng như môi trường xung quanh.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thủy điện.
Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT nhận định, đã đến lúc phải chuyển đổi từ KCN truyền thống sang KCN bền vững hơn, nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Việc xây dựng các KCN sinh thái được coi là giải pháp không chỉ khắc phục được những hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm lãng phí tài nguyên, mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Phát triển KCN sinh thái đang được nhiều nhà đầu tư chú trọng như VSIP, AMATA, DEEP C, SHINEC… nhằm giữ chân người lao động, thu hút "đại bàng” và tạo môi trường đầu tư lành mạnh. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng, cần có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư làm KCN sinh thái và ý thức tự giác của doanh nghiệp, chủ đầu tư./.
Duy Anh (T/h)
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.