Mô hình thoát nước phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội
- Cập nhật: Thứ năm, 20/10/2022 | 5:03:43 Chiều
Mô hình thoát nước phù hợp với các đô thị phải là mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, tận dụng hệ thống thoát nước hiện có của đô thị, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và bền vững trong quản lý vận hành.
Theo điều kiện tự nhiên Việt Nam có thể chia ra các vùng như sau: Vùng miền núi; đồng bằng; duyên hải; Tây Nguyên. mỗi vùng có đặc điểm khác nhau. Địa hình nhiều khu vực có độ chênh cao lớn, hoặc sông hồ, ao nhiều.
Đặc điểm của đô thị ở nước ta là tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng, do đó cần quan tâm tới 4 vùng đặc trưng: Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); Ven biển miền Trung (VBMT); Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đa số các khu đô thị, khu dân cư tập trung là nơi phát sinh ra nước thải thường ở vùng trũng, đồng bằng hoặc thung lũng, nơi thường có mạng lưới sông hồ dày đặc nhất, thuận lợi cho thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) bằng những phương pháp tự nhiên.
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, là điều kiện thích hợp cho nhiều vi sinh vật phân huỷ hoạt động và phát triển. Như vậy các giải pháp công nghệ xử lý để được lựa chọn thì mặc nhiên phải phù hợp với các đặc điểm tự nhiên.
Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp cho các vùng miền thể hiện ở một số điểm sau:
- Tỷ lệ người nhiễm bệnh liên quan đến chất thải, nước thải cao cho thấy rằng cần có các công nghệ hợp lý, được xã hội chấp nhận và phổ biến.
- Tính đặc thù từng địa phương như: phong tục tập quán, thói quen, truyền thống có liên quan trực tiếp lưu lượng, số lượng và là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tính chất hoá lý, vi sinh vật học của nước tải.
- Dân số ở các khu dân cư truyền thống, khu đô thị, làng nghề thường tập trung với mật độ cao, các vùng khác mật độ dân cư thấp và phân bố theo tuyến: ven sông, ven đường.
Do đó có nhiều ảnh hưởng công nghệ thu gom thoát và XLNT, với khu vực có mật độ dân cao thì việc áp dụng hệ thống XLNT tập trung hiệu quả, khu vực ngoại thị, nông thôn các phương án xử lý phân tán sẽ hiệu quả hơn.
- Tổ chức quản lý vận hành công trình hiện này ở các đô thị Việt Nam thường là các doanh nghiệp công ích. Việc xã hội hoá cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường đang được Nhà nước đẩy mạnh. Trong tương lai các mô hình tổ chức quản lý công trình XLNT cần phải được đa dạng và có sự tham gia tích cực của cộng đồng.
- Do trình độ dân trí chưa đồng đều. mức tiếp thu cập nhật công nghệ của người dân đô thị cao hơn ở vùng nông thôn và miền núi. Do đó, công nghệ áp dụng cho từng vùng cũng phải phù hợp. Dây chuyền công nghệ không quá phức tạp đến mức không có người của cộng đồng có thể đào tạo để quản lý vận hành công trình.
- Đa số các đối tượng sử dụng đều muốn xả nước thải, chất thải càng xa nơi ở càng tốt. Tuy nhiên, với quan điểm BVMT thì cần XLNT, chất thải sau khi thải ra càng tốt, tức là càng gần nguồn xả càng tốt.
Việt Nam với trên 60 dân tộc trải khắp đất nước nên từng vùng có đặc điểm khác nhau:
- Miền núi kinh tế thường kém phát triển, trình độ dân trí và đời sống xã hội đa số còn thấp, nhiều dân tộc với bản sắc phong tục tập quán khác nhau. Thu nhập của đa số người dân và địa phương còn thấp.
- Miền đồng bằng chủ yếu người Kinh. trình độ dân trí và văn hoá cao nhất so với các vùng khác. Kinh tế phát triển mạnh tại các khu đô thị, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra mãnh liệt tại nhiều địa phương.
- Miền duyên hải những năm gần đây các tỉnh thuộc khu vực đã có những thay đổi lớn. nhiều khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp được đầu tư kinh tế đang bắt đầu thay đổi và phát triển. Dân cư đa dạng với nhiều phong tục tập quán. trình độ dân trí ở khu vực trung tâm cao hơn nhiều so với các vùng khác.
- Tây Nguyên với đặc điểm được thiên nhiên ưu đãi, kinh tế vùng phát triển nhờ sản xuất trồng trọt cây công nghiệp cà phê, cao su, điều, tiêu... Dân cư đa dạng chủ yếu là các dân tộc Êđê, Gia lai, M'Nông,… phong tục tập quán mạng đậm bản sắc truyền thống tự nhiên.
Đa số các vùng dân cư chưa có hệ thống thoát nước và XLNT một cách quy mô mà hầu hết chỉ có xử lý sơ bộ đơn giản. Khu đô thị XLNT bằng bể tự hoại hoặc bán tự hoại. khu nông thôn sử dụng các nhà vệ sình hai ngăn. dội nước... Vùng nông thôn đa số nhà dân thường có vườn khá rộng để trồng cây và ao hồ thả cá, chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Quỹ đất và không gian của đa số các vùng nông thôn, ngoại thị và các thị xã thuộc các tỉnh đủ rộng để bố trí các hạng mục công trình chiếm nhiều diện tích và phạm vi cách ly bảo vệ.
Từ đó có thể thấy khi lựa chọn mô hình thoát nước cần phải chú ý đến các điều kiện tự nhiên và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của từng vùng để đạt hiệu quả vận hành tối ưu, tránh lãng phí.
GS.TS Trần Đức Hạ
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.