Phương pháp xử lý ô nhiễm nước rỉ rác bằng bể UASB

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/10/2022 | 9:15:15 Sáng

Vấn đề về rác thải sinh hoạt gây ra nhiều gánh nặng cho môi trường và con người. Trong đó hệ lụy ô nhiễm nước rỉ rác là nguy hiểm bậc nhất

Phát triển đô thị là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong kỷ nguyên hiện đại hóa, khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay, các đô thị Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển đất nước, đặc biệt là khi nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhận diện đô thị là một việc làm cần thiết nhằm đánh giá chính xác thực trạng phát triển và xây dựng các định hướng phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị tăng nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường. Trong đó vấn đề về rác thải sinh hoạt là vấn đề nghiêm trọng nhất. Công tác xử lý chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu là chôn lấp, song chưa thực sự đảm bảo. Đặc biệt trong những năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm nước rỉ rác gây ra hàng nghìn hệ lụy nguy hại cho đời sống con người và môi trường.

Theo số liệu của Cục Phát triển đô thị ,Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/2021, cả nước có 869 đô thị, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I.

Trong số đô thị loại I, ba thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

 

19 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I, gồm: Thái Nguyên (Thái Nguyên), Nam Định (Nam Định), Việt Trì (Phú Thọ), Hạ Long (Quảng Ninh), Bắc Ninh (Bắc Ninh), Hải Dương (Hải Dương), Thanh Hóa (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên Huế), Nha Trang (Khánh Hoà), Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Mỹ Tho (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang).

tm-img-alt
Một góc Thành Phố Hồ Chí Minh -Nguồn: zing.vn

Thống kê mới đây của Viện nghiên cứu Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, tại Việt Nam hiện có hơn 900 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa đến 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ hàng trăm bãi chôn lấp này là hiện hữu.

tm-img-alt
Việt Nam có hơn hơn 900 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Nói về việc hình thành các bãi rác này, ông Nguyễn Thượng Hiền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phản ánh: "Người dân vẫn có thói quen vất rác bừa bãi, người này bỏ rác được thì người khác cũng bỏ rác được. Vô hình chung, tạo thành các bãi rác vô chủ. Đây chính là các điểm ô nhiễm tồn lưu”.

 

Ngay tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hiện rác chủ yếu vẫn được xử lý theo hình thức chôn lấp, với tỷ lệ lên tới 90%. Thậm chí, tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, một số có hệ thống thu gom khí, một số không; hệ thống xử lý nước rỉ rác trong nhiều trường hợp không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

"Phần lớn các bãi chôn lấp hiện tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của cộng đồng xung quanh”, Tổng cục Môi trường đánh giá.

Để xử lý, cải tạo các bãi rác này, theo Quyết định 807/QĐ-Ttg ngày 3/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 – 2020, một trong những mục tiêu là xử lý ô nhiễm môi trường của 30 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

 

"Thế nhưng, cho đến nay, vẫn chưa xử lý được các bãi chôn lấp này do thiếu nguồn lực”, ông Nguyễn Thượng Hiền cho hay.


Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác (hay còn gọi là nước rác). Đây là chủ đề đang rất thời sự tại hầu hết các bãi rác bởi vì nước rác là một loại hình nước thải có độ ô nhiễm nặng và có tác động mạnh, thường xuyên đối với không khí, đất đai, nước mặt và nước ngầm.


Xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn thải vào môi trường là vấn đề cần thiết nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do chôn lấp rác.

Cảnh Báo Ô Nhiễm Nước Rỉ Rác Cực Độc Hại
Cảnh báo ô nhiễm nước rỉ rác cực độc hại

Nước rỉ rác là gì? Thành phần nước rỉ rác

Nước thải rỉ rác là nước loại nước thải được sinh ra trong quá trình chôn lấp rác thải. Chúng được hình thành do sự rò rỉ nước mưa thấm vào trong lòng bãi rác.

Do được sinh ra từ rác thải nên loại nước thải này chứa nhiều thành phần phức tạp. Độ độc hại của nước rỉ rác là rất lớn. Các chất ô nhiễm chủ yếu tồn tại trong nước rỉ rác phải kể đến như nitơ, amoniac, sunfua, kim loại nặng, các vi trùng, vi khuẩn, BOD, COD nồng độ cao... Các chất này khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Trên địa bàn cả nước có khoảng hơn 900 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa đến 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn các bãi xử lý rác đều quá tải. Bên cạnh đó, tỉ lệ rác thải đem chôn lấp của các thành phố lớn (Hà Nội, TP. HCM) chiếm 80% – 90%. Như vậy, lượng nước rỉ rác có thể sinh ra rất đáng lưu ý.

Tính chất của nước rỉ rác

Nước thải rỉ rác là một loại chất lỏng sinh ra từ quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ có trong rác. Vì vậy, chúng có dặc trưng của chất thải hữu cơ kéo theo các chất bẩn dạng lơ lửng, keo hòa tan từ chất rắn.

Do rác thải có nguồn gốc khác nhau nên đặc trưng của nước rỉ rác cũng khác nhau. Chúng thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc loại rác thải, mùa khí hậu, điều kiện tự nhiên của khu chôn lấp phế thải. Ngoài ra, thời gian lưu trữ rác là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng về thành phần. Tùy thuộc vào thời gian chôn lấp khác nhau, nước rỉ rác sẽ có đặc trưng riêng:

Cảnh Báo Ô Nhiễm Nước Rỉ Rác Cực Độc Hại
Một số đặc trưng riêng của nước rỉ rác
  • Nước rác của bãi rác trẻ: COD thường cao hơn 5g/l, nồng độ NH4+ thấp thường là dưới 400mg/l.
  • Nước rác của bãi rác già: Nồng độ COD rất cao và có thể lên đến hàng nghìn mg/l. Nồng độ NH4+ ở mức cao, đạt trên 400mg/l. Lượng chất hữu cơ phân hủy được bởi vi sinh vật thấp, BOD5/COD chỉ đạt 0,4 – 0,8.

Với hàm lượng này, nước rỉ rác có thể gây ngộ độc, các bệnh tiêu hóa, bệnh gan thận, da liễu cho con người. Chúng cũng là nguồn cơ gây các dịch bệnh như tả, thương hàn, kiết lị... Đồng thời chúng gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường nước, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, cần xử lý ô nhiễm nước rỉ rác dứt điểm để bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Các phương pháp xử lý ô nhiễm nước rỉ rác

Nước rỉ rác có thể xử lý được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bao gồm các phương pháp như xử lý nước thải sinh học, xử lý bằng hóa chất, xử lý bằng phương pháp vật lý, xử lý bằng phương pháp lý hóa.

Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu phương pháp xử lý ô nhiễm nước rỉ rác bằng bể UASB. Đây là phương pháp xử lý sinh học, được nhiều chuyên gia và khách hàng đánh giá cao về hiệu quả. quy trình xử lý như sau:

Thu gom

Nước rỉ rác đầu tiên sẽ được thu gom bằng hệ thống ống dẫn. Sau đó chúng được tập trung vào hố thu gom. Tại đây có các song chắn rác để loại bỏ cặn, tạp chất tráng các tắc nghẽn hệ thống xử lý. Nước rỉ rác mới có nồng độ hữu cơ cao nên thường được lưu trong hồ chứa với thời gian dài (khoảng vài chục ngày). Thời gian lưu trữ này sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ, hạn chế mùi hôi.

Xử lý tại bể UASB

Nước thải sau đó sẽ được đưa vào bể keo tụ tạo bông nhằm loại bỏ Ca và SS. Sau khi khử Ca và cặn, nước thải được đưa qua bể UASB để xử lý chất hữu cơ ô nhiễm nước rỉ rác khó phân hủy. Những chất phức tạp này sẽ được phân hủy thành những chất đơn giản, dễ phân hủy. Hiệu quả khử COD trong UASB đối với nước rỉ rác khá cao, có thể lên đến 95%.

Cảnh Báo Ô Nhiễm Nước Rỉ Rác Cực Độc Hại
Xử lý nước rỉ rác bằng bể UASB

Xử lý sau bể UASB

Sau UASB, nước thải chảy qua hệ thống bùn hoạt tính để tiếp tục phân hủy các chất còn lại. Tại đây có các vi sinh hiếu khí khử chất hữu cơ còn lại. Hiệu quả khử COD thường đạt khoảng 70%. Mặc dầu hệ thống sinh học hoạt động rất hiệu quả song vẫn còn các chất không phân hủy sinh học. Chính vì vậy, nước thải phải được xử lý tiếp tục bằng phương pháp oxy hóa.

Nước sau bể bùn hoạt tính được axit hóa đến pH = 3.5 và được bổ sung chất xúc tác, oxy già. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B mất mùi, mất màu, trong suốt. Sau đó tiếp tục xử lý trong hồ sinh học để đạt tiêu chuẩn loại A. Bùn từ các bể sẽ lắng và nén để xử lý theo yêu cầu./.


PGS.TS Nguyễn Đức Khiển



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.

Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.

Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.