Những dấu hiệu nguồn nước ô nhiễm nặng và biện pháp khắc phục
- Cập nhật: Thứ bảy, 22/10/2022 | 10:33:32 Sáng
Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước
Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với thực vật
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn.
Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối với toàn thể nhân loại.
5 dấu hiệu nguồn nước ô nhiễm nặng
Đây là 5 dấu hiệu đơn giản, bạn hoàn toàn có thể nhận biết được khi sử dụng nguồn nước tại nhà.
Tắm thấy nổi mẩn và mẩn ngứa
Bạn vẫn sử dụng nước máy để tắm như mọi khi nhưng thời gian gần đây có thay đổi lạ trên cơ thể. Bản thân không gặp các vấn đề về da, không dị ứng, không cơ địa nhưng hễ tắm xong thì cơ địa xuất hiện mẩn đỏ bất thường. Tình trạng này báo hiệu rằng nguồn nước sinh hoạt đang gặp vấn đề.
Nguyên nhân có thể nước máy gia đình bạn đang sử dụng tồn dư quá nhiều clo. Thành phần này dùng để làm sạch và ngăn ngừa sự tấn công ngược lại vi khuẩn. Tuy nhiên, với hàm lượng lớn sẽ gây hại. Clo phản ứng với biểu hiện bên ngoài như nổi sần, mẩn ngứa, mẩn đỏ.
Ngửi thấy mùi tanh trong nước máy
Nước sinh hoạt có mùi lạ do nước chứa những thành phần hoá học gây ra phản ứng mùi. Chúng có thể là rong, rêu, vi sinh vật, tảo thậm chí là Fe, Cl...
Mùi tanh trong nước máy chủ yếu sinh ra do nguyên tố sắt. Nước bị nhiễm sắt sau khi để ngoài không khí sẽ xuất hiện màu vàng xanh và mùi tanh. Để đảm bảo chắc chắn hơn, bạn có thể áp dụng mẹo sau. Bạn lấy một ít nước chè kho cho vào nguồn nước này. Sau một thời gian quan sát, nước chuyển sang màu tìm thì chắc chắn nước gia đình bạn đang dùng chứa hàm lượng sắt vượt ngưỡng cho phép.
Nước sinh hoạt có mùi trứng thối
Trường hợp nước sinh hoạt nghe mùi trứng thối ít xảy ra hơn so với những dấu hiệu khác. Tuy nhiên, khi phát hiện nước sinh hoạt có mùi lạ kiểu này đồng nghĩa với nước này đã bị nhiễm khuẩn. Khi các vi khuẩn hoạt động sinh ra loại khí có mùi tương tự mùi trứng hỏng. Chúng có tên gọi khoá học là khí H2S.
Nước có mùi lạ kiểu này thường xảy ra đối với nguồn nước ngầm. Để chắc chắn, nguồn nước gia đình đang sử dụng đảm bảo an toàn hãy mang đến tới các cơ sở xét nghiệm. Sau đó, báo ngay với các cơ quan xử lỷ nước sạch để có phương án kịp thời.
Ngứa mắt khi rửa mặt bằng nước máy
Bên cạnh da mặt thì mắt cũng là bộ phận khá nhạy cảm. Khi tiếp xúc với nước máy mà máy mắt bị ngứa thì không loại trừ khả năng nước có vấn đề. Khi đó kiềm trong nước cao, nước chứa nhiều vi khuẩn sẽ khiến giác mác bị ngứa ngáy, cực kì khó chịu.
Nước máy sau khi đun xuất hiện cặn trắng
Nồi đun, ấm đun nước trong nhà bạn xuất hiện lớp vôi màu trắng bám lại ở đáy. Kết tủa được sinh ra thường do độ cứng trong nước. Cụ thể hơn, do lượng magie và canxi trong nước vượt mức cho phép. Thông thường, lượng chất là trên 50mg/L.
Sử dụng nguồn nước này trong thời gian dài sử dụng dễ sinh ra bệnh sỏi thận. Nước sinh hoạt trước khi được chuyển đến gia đình bạn đã được xử lý. Tuy nhiên, không tránh khỏi những rủi ro trong quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng. Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm nước máy có thể do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào. Hay đường ống dẫn nước có vấn đề, bể chứa không được vệ sinh và các nguyên nhân khác.
Thịt luộc bằng nước máy có màu hồng đỏ
Khi luộc thịt và gặp các dấu hiệu bất thường dưới đây, hãy ngừng ngay việc sử dụng thịt và tiến hành kiểm tra chất lượng. Thịt sau luộc có mùi nồng, thịt có màu hồng khác thường khả năng cao nguồn nước gia đình đang nhiễm amoni.
Theo một số chuyên gia sinh học khác, thịt lợn chuyển hồng là biểu hiện của việc nước luộc bị nhiễm nitrit. Nếu tiếp tục sử dụng nguồn nước trong thời gian dài, người sử dụng có nguy cơ ung thư cực kỳ cao.
Một số biện pháp lọc xử lý nguồn nước ô nhiễm
Công nghệ lọc RO
Công nghệ lọc hoạt động dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược. Đây là phương pháp lọc nước được áp dụng rộng rãi nhất. Nó sử dụng các màng lọc để loại bỏ muối hoà tan, tạp chất và vi trùng ra khỏi nước. Màng lọc có kích thước siêu nhỏ 0.0001 micromet để nước đi qua trong khi các chất độc lại sẽ được giữ lại.
Công nghệ siêu lọc màng UF
Công nghệ siêu lọc màng UF tượng tự nhu màng RO nhưng có lỗ rỗng lớn hơn. Về cơ bản, màng UF có khả năng lọc tất cả vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên chúng không loại bỏ được muối hoà tan và chất rắn.
Khác với như máy lọc UV, UF loại bỏ được vi trùng và vi khuẩn. Do đó, máy lọc nước này phù hợp với nước không quá cứng và chỉ số TDS thấp.
Công nghệ lọc than hoạt tính
Đây là công nghệ lọc sử dụng các lõi than hoạt tính trong quá trình lọc. Các bộ lọc carbon có thể loại bỏ các hoá chất như thuốc trừ sâu, clo và tạp chất lớn. Quá trình lọc này có thể khiến nước bị thay đổi mùi vị./.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam
Các tin khác
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.