Mỗi bè thủy sinh có kích thước 2m x 4m, được làm bằng ống nhựa, khung sắt, lưới sắt cố định, chứa 40-60 cây thủy trúc. Các bè được đặt cách nhau khoảng 20m, có neo cố định và có thể lên xuống theo mực nước ra vào tuyến rạch.
Mới đây, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Thạnh Lộc đã phối hợp với một số đơn vị trên địa bàn phường ra quân tổng dọn vệ sinh, vớt rác, làm cỏ... khơi thông dòng chảy trên rạch, đồng thời lắp đặt 5 bè cây thủy sinh.
Mỗi bè thủy sinh có kích thước 2m x 4m, được làm bằng ống nhựa, khung sắt, lưới sắt cố định, chứa 40-60 cây thủy trúc. Các bè được đặt cách nhau khoảng 20m, có neo cố định và có thể lên xuống theo mực nước ra vào tuyến rạch.
Theo Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Thạnh Lộc, các tuyến kênh rạch trên địa bàn quận 12 nói chung và địa bàn phường Thạnh Lộc nói riêng đều được theo chủ trương nhà nước là bê tông hoá. Tuy nhiên, môi trường nước của các tuyến kênh, rạch chưa được cải thiện.
Các bè thủy sinh được lắp đặt để cải thiện môi trường nước
Do đó, từ các hoạt động tình nguyện, bản thân anh cũng các bạn trẻ của phường đã nghĩ đến việc lắp đặt, thiết kế bè thủy sinh để cải thiện môi trường nước, cũng như tạo môi trường sống cho các sinh vật ở dưới nước.
Trên cơ sở từ sự đánh giá, góp ý của các chuyên gia về việc sử dụng một số loài cây để cải thiện môi trường nước, đoàn phường đã phối hợp với các đơn vị để thực hiện ý tưởng xây dựng, lắp đặt các bè thủy sinh này.
Thông tin từ Hội Nông dân phường Thạnh Lộc, quận 12 cho hay, mô hình bè thủy sinh này rất có hiệu quả, đồng thời mang lại lợi ích cho người dân tại địa phương. Việc trồng cây thủy sinh trên các tuyến kênh rạch không chỉ có tác dụng lọc nước, tạo môi trường thông thoáng cho các tuyến rạch và tạo cảnh quan đô thị. Trong khi đó, bè thủy sinh có giá rẻ vì được làm từ vật liệu như ống nhựa PVC. Ngoài ra, cây thủy trúc trên địa bàn phường cũng có thể trồng được.
Đặc biệt, bè thủy sinh có tính chất di động, khi nước lên thì bè sẽ lên và nước xuống thì bè sẽ xuống theo. Những lúc nước cạn, nước tích trữ ở rễ giúp cây không ảnh hưởng, khi nước lên lại, cây vẫn tiếp tục sinh sống và phát triển tiếp.
NGUYỄN VINH/MTĐT
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.