Theo kế hoạch, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030, 100% nước thải sinh hoạt và sản xuất được xử lý đạt chuẩn.
Nhà máy Xử lý nước thải tập trung Bình Hưng Hòa - TP. Hồ Chí Minh
Dự kiến, thành phố sẽ thực hiện phân chia vùng thoát nước thải. Theo đó, thành phố sẽ kết hợp sử dụng giếng tách dòng và hệ thống cống bao để tách và thu gom nước thải cũng như hệ thống thoát nước riêng cho các khu đô thị mới.
Riêng khu vực có mật độ dân số thấp (dưới 200 người/ha), thành phố sẽ phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải theo từng cụm dân cư nhỏ.
Ngoài ra, thành phố cũng sẽ phân vùng thoát nước thải, trong đó khu vực có mật độ dân cư tập trung cao bao gồm khu nội thành hiện hữu và khu nội thành phát triển; các khu đô thị mới sẽ phân chia thành 12 lưu vực thoát nước thải.
Hiện, thành phố đang đẩy nhanh việc kêu gọi nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý nước thải với mục tiêu năm 2025, thành phố phải hình thành thêm 12 nhà máy xử lý nước thải. Các dự án mời gọi đầu tư có thể kể đến gồm nhà máy Tây Sài Gòn công suất 150.000 m3/ngày, nhà máy Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000 m3/ngày; nâng cấp, mở rộng Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (Nhà máy Xử lý nước thải Bình Tân) công suất 180.000 m3/ngày…
Nguồn: Bộ TN&MT
Với cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều, loại màng lọc mới không chỉ có thông lượng nước đặc biệt mà còn giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm một cách hiệu quả.
Đó là một trong những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (Dự kiến lần 1) vừa được UBND tỉnh Bắc Giang ban hành.
Dù công việc thoát nước chống úng ngập thành phố rất vất vả nhưng anh Phạm Thành Trung, Tổ trưởng Tổ xử lý chất lượng nước, Xí nghiệp Quản lý duy trì hồ (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện các địa phương tại ĐBSCL đang tăng cường các biện pháp chống ngập vùng nội ô, phát triển đô thị bền vững kết hợp chỉnh trang đô thị.