Kênh nước hay… kênh rác?

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/6/2013 | 9:28:11 Sáng

Qua thời gian, bãi rác tự phát ngày càng phình rộng và dài ra trông thấy, có những đoạn kênh mương bị bức tử dài tới vài chục mét.

Là hệ thống kênh mương nội đồng có nhiệm vụ cung cấp tưới tiêu cho hàng trăm héc – ta lúa và rau màu nhưng từ lâu, tại xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) hệ thống mương dẫn nước đã trở thành nơi tập kết rác.

Qua thời gian, bãi rác tự phát ngày càng phình rộng và dài ra trông thấy, có những đoạn kênh mương bị bức tử dài tới vài chục mét.

Chị Phạm Thị Ngân cho biết “Nhà tôi có hơn sào ruộng ngay khu vực này nhưng ngày nào hầu như cũng phải đợi nước để tát, nếu như dòng kênh vận hành tốt thì chỉ cần tháo ra là nước chảy thẳng vào ruộng thôi mà trời mưa thì cũng không phải đau đáu sợ lúa bị ngập”.

Do phải đốt rác hàng ngàynên từ “ núi rác” này luôn âm ỉ một lớp khói bay mù mịt và kèm theo đó là mùi ô uế rất khó chịu.

Việc làm “lợi bất cập hại” như trên không chỉ gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn những mầm dịch bệnh nguy hiểm mà còn khiến nhiều hộ dân nơi đây đang từng ngày “ đỏ mắt” trong việc đợi nước để tưới tiêu cho cây nông nghiệp.

Xuân Lương (Theo vn.yahoo.com Ngày 3/6/2013)

  •  
Các tin khác

Việc điều tiết nước đã giúp phục hồi điều kiện tự nhiên vốn có của Tràm Chim trong mùa khô. Không chỉ những loài hiếm gặp, nhiều loài chim khác đã gia tăng số lượng ngoài dự đoán.

Ngày 15/5 tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn đã có buổi làm việc quan trọng với ông Frank Rijsberman - Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) cùng đoàn công tác.

Nông dân tại “thủ phủ” chanh 11.000ha ở Long An mùa này như “ngồi trên đống lửa” khi hơn 600ha vườn chết khô, hàng ngàn hécta còn lại cũng đang trong tình trạng “hấp hối”.

Mùa hạn, mặn năm nay đến muộn hơn mọi năm, kết hợp nắng gắt kéo dài khiến kênh, rạch cạn nước, ruộng đồng nứt nẻ, đường sá sụt lún, nhà dân đổ sập, cây trồng chết héo,...