Đề tài khoa học

Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 900 km kênh rạch đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước trên địa bàn thành phố.
​Biển Đông Á là vùng biển được bao bọc bởi các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Xét trên tính chất liên thông của biển và tính chất lan truyền ô nhiễm trên biển, bài viết nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng thể chế và vận hành thiết chế quản lý nhà nước (QLNN) về môi trường biển ở một số quốc gia khu vực biển Đông Á nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm quản lý để có những khuyến nghị áp dụng cho QLNN về môi trường biển ở Việt Nam.
Dự báo chất lượng nước theo các kịch bản cải thiện môi trường sinh thái cho sông là cơ sở để đề xuất giải pháp kỹ thuật tổng hợp phục hồi dòng chảy sông Tô Lịch.
Khó khăn lớn nhất của Đề án Công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng là tìm được sự cân bằng trong thế đứng “chênh vênh” giữa các yếu tố địa thế và “tung hứng” khá nhiều các công năng cần có.
Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan ở bãi giữa sông Hồng sẽ có ý nghĩa trong việc tiếp tục củng cố tinh thần nơi chốn của Hà Nội, một thành phố bên sông, và một thành phố của những loại cây đặc biệt, đã trở thành biểu tượng của Hà Nội như sữa, sưa, bang… Chúng ta hãy tìm hiểu về vai trò của mặt nước và cây xanh đối với tinh thần đô thị.
Methane là chất khí phát thải, cùng với một số loại khí khác gây ra hiệu ứng nhà kính đang làm cho trái đất nóng lên. Việc xả nước thải sinh hoạt là một hoạt động diễn ra thường xuyên tại các đô thị, tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí Methane.
Công viên cây xanh cảnh quan đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong việc nâng cao chất lượng sống, giảm ô nhiễm tiếng ồn, hạ mức ồn trong đô thị. Nhu cầu phân tích vật lý kiến trúc trước, trong và sau khi thiết kế công viên, cảnh quan là một nhu cầu thiết yếu, mang tính quyết định cho hiệu quả thiết kế hướng đến phát triển bền vững.
Lịch sử phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội Thăng Long – Hà Nội luôn có mối liên kết với sông Hồng. Quá trình lịch sử vừa qua đã tạo lập được những kết quả trong khai thác, quản lý không gian hai bên sông Hồng, song cũng đã để lại một số bài học kinh nghiệm rất cần quan tâm.
Việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sẽ góp phần gìn giữ hình ảnh và thương hiệu uy tín của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ các sản phẩm sẽ bền vững hơn.
Ban biên tập Chuyên trang Quản lý Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu tới quý độc giả Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 21-2024.
“Thành phố của tương lai không chỉ được xây dựng bởi chỉ các chuyên gia, mà phải cùng với, và bởi chính người dân. Trong thế kỷ 21, thành phố phải là nơi hình thành và quản lý các chuyển đổi xã hội. Thách thức làm sao các thành phố trở nên nhân văn hơn, thúc đẩy chất lượng mà các không gian đô thị tạo ra, góp phần cải thiện quyền công dân và tính liên văn hóa, từ đó khiến chúng trở nên văn minh hơn”.- Céline Sachs-Jeantet, Nhà xã hội học về thành phố và đô thị, UNESCO, Diễn đàn HABITAT II,Istanbul, 1996: “Humaniser la ville”.
Nghiên cứu để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản định cư như một hệ sinh thái do con người trải hàng trăm năm xây nền văn minh cho mình, vì thế thông thái hơn các ông bà hôm nay đang tập làm quy hoạch...
Nhận định về tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng có nguy cơ mất an ninh nguồn nước rất lớn. Ngoài việc thiếu nước thì chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm.
Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia, tổng lượng nước trên phạm vi toàn quốc trung bình nhiều năm khoảng 935,9 tỷ m3/năm, trong đó, nguồn nước mặt khoảng 844,4 tỷ m3/năm; nguồn nước dưới đất khoảng 91,5 tỷ m3/năm. Do đó, nước ta chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ngay trong đợt hạn mặn hiện nay, nhiều địa phương đối mặt nguy cơ thiếu nước.
Hợp tác chặt chẽ với các nước trong lưu vực sông Mê Kông, cơ cấu mùa vụ, trữ nước, chuyển nước từ nơi khác về, thay đổi quy trình hoạt động của thủy điện,...là ý kiến của các nhà khoa học đưa ra nhằm giải quyết căn cơ, bền vững tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

VIDEO