Sau cơn giông, đường phố Hà Nội kẹt cứng gần 3 tiếng nước vẫn chưa rút hết

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/6/2022 | 11:12:55 Sáng

Sau cơn mưa lớn và kéo dài tối 13/6, nhiều tuyến phố nội thành ở Hà Nội ngập úng và tắc cứng nhiều giờ, dòng người di chuyển khó khăn.

Cơn giông bắt đầu từ khoảng 19h40p tối 13/6, kéo dài hơn một tiếng đồng hồ mới ngớt. Lượng mưa lớn, thời lượng kéo dài đã khiến gần như tất cả trục đường chính của Hà Nội bị ngập.
tm-img-alt
Hàng trăm phương tiện kẹt cứng, bất lực nhìn nước ngập

Các tuyến phố thấp như ngã tư Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Trần Bình..., ngập cục bộ. Đoạn ngã tư Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng (cạnh bến xe Mỹ Đình) hàng trăm phương tiện kẹt cứng, bất lực nhìn nước ngập. Nhiều người cho biết, họ đã bị kẹt ở đây gần 3 tiếng mà mực nước vẫn chưa rút hết, khả năng ngập nửa bánh xe chết máy vẫn cao...

tm-img-alt
Hàng dài các phương tiện đang bị bõm lội nước

Chị T, bán quán nước cạnh bến xe cho hay, khu vực phía trước bến xe Mỹ Đình là đoạn khá thấp so với các tuyến đường quanh quận Cầu Giấy, cứ một cơn mưa lớn kéo dài hơn nửa tiếng trở lên là ngập. "Những cơn giông lớn thế này, phải 3-4 tiếng nước mới rút. Nhưng nếu thêm một cơn mưa nữa thì khả năng đợi đến sáng là có thể...".

tm-img-alt
Các xe taxi và xe máy vẫn chôn chân một chỗ sau nhiều giờ đồng hồ

Thời điểm phóng viên đến được ngã tư Nguyễn Hoàng - Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết đã gần 23h đêm, nhưng mực nước trên đường vẫn rất cao, hầu hết các xe taxi và xe máy vẫn chôn chân một chỗ. Một số người do đợi quá lâu liều lội nước, nhưng chỉ một đoạn là xe chết máy.

 
tm-img-alt
Nước ngập sâu khiến nhiều xe bị chết máy

Thời gian này, thời tiết thất thường, Hà Nội hứng nhiều cơn mưa, giông lớn. Sau mỗi cơn mưa, giông, tình trạng ngập cục bộ vài tiếng diễn ra thường xuyên. Điều đó cho thấy hạ tầng cơ sở của nhiều tuyến phố đang ở tình trạng báo động, hệ thống thoát nước yếu... Nhiều dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở kéo dài nhiều năm, chưa biết hiệu quả đến đâu, nhưng cứ sau mỗi cơn mưa lớn, Hà Nội lại lụt...


Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam


  •  
Các tin khác

Từ năm 2013 đến năm 2022, sự nóng lên của Trái Đất do hoạt động của con người gây ra đã khiến nhiệt độ tăng thêm 0,2 độ C/mỗi 10 năm

Người dân ở New York - Mỹ được khuyến khích ở yên trong nhà sau khi các vụ cháy rừng ở Canada làm chất lượng không khí tại khu vực này xấu đi nghiêm trọng.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn, nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.

Theo các nhà khoa học, quy trình từ sản xuất nhựa cho đến quá trình sử dụng và cả khi thải bỏ… đều có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người.