Hà Nội dự kiến quy hoạch 12.000 ha đất làm khu, cụm công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/11/2023 | 3:04:18 Chiều

TP Hà Nội vừa công bố đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 để lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư, trong đó có đưa ra phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.


Ảnh minh hoạ. ITN

Cụ thể, Hà Nội dự kiến quy hoạch 22 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.594 ha và 194 cụm công nghiệp với tổng diện tích 7.082 ha.

Đối với phát triển khu công nghiệp, thành phố sẽ phát triển và mở rộng 22 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn (gồm 17 KCN đã phê duyệt và 5 KCN bổ sung); rút ra khỏi danh mục quy hoạch KCN TP Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với 14 KCN với tổng diện tích 2.849,96 ha, gồm: 4 KCN tại huyện Sóc Sơn, hai KCN tại huyện Thanh Oai và tại các huyện Phú Xuyên, Mê Linh, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, thị xã Sơn Tây, mỗi địa phương một KCN; đồng thời, chuyển đổi chức năng KCN Hà Nội - Đài Tư tại quận Long Biên (diện tích 40 ha).

Về định hướng phát triển khu công nghệ cao, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, Khu công nghệ cao Hòa Lạc cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng và đi vào hoạt động hoàn chỉnh, vận hành theo mô hình đô thị thông minh, góp phần xây dựng thành phố đổi mới sáng tạo Hòa Lạc;

Đối với Khu công nghệ cao sinh học quận Bắc Từ Liêm, hoàn thành các thủ tục đầu tư, phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng và đưa Khu công nghệ cao sinh học vào đầu tư xây dựng trước năm 2025; hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào, phấn đấu thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh từ năm 2025 với diện tích giai đoạn một khoảng 45 ha.

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cũng đưa ra nội dung điều chỉnh mô hình phát triển khu công nghiệp. Theo đó, Hà Nội hình thành 4 vùng phát triển công nghiệp tập trung, gồm: Vùng phía Bắc (đẩy mạnh liên kết vùng và hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng), vùng phía Đông (tiếp tục phát triển mở rộng các khu công nghiệp kết nối với cảng Hải Phòng, vùng phía Nam (phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam dọc quốc lộ 1A), vùng phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai) (gắn với vùng kinh tế Tây Bắc và đường Hồ chí Minh).

Tổng hợp diện tích đất khu công nghiệp, khu công nghệ cao Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 và sau năm 2030:



Khu công nghiệp Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 và sau năm 2030:






Về định hướng phát triển các cụm công nghiệp (CCN), giai đoạn đến năm 2030, Hà Nội dự kiến giữ nguyên diện tích 59 CCN với tổng diện tích 1.508,4 ha; điều chỉnh (tăng/giảm) diện tích 78 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.700,1 ha (tăng thêm 1.315 ha so với quy hoạch trước đây là 1.384,7 ha); loại khỏi danh mục 23 CCN (tổng diện tích 300,6 ha); bổ sung thêm (quy hoạch mới) vào danh mục quy hoạch các CCN TP Hà Nội 39 CCN với tổng diện tích 1.584 ha.

Diện tích đất CCN Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 và sau năm 2030:



AN NA

  •  
Các tin khác

Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn...

Trong bối cảnh tình hình môi trường đang ngày càng trở nên căng thẳng, Bộ Y tế đưa ra đề nghị cấp bách cho các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế.

Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) gây ra đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang tiếp tục hoàn thiện và sẽ ban hành bộ định mức kinh tế, kỹ thuật về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH. Đây được coi là cơ sở quan trọng giúp các địa phương quản lý chất thải một cách hiệu quả và bền vững.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15.