Gần 400 nghìn người dân ở Long An khát nước sạch

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/9/2019 | 4:14:45 Chiều

Nước sạch sinh hoạt đang là nhu cầu bức bách của khoảng 400 nghìn cư dân thuộc hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước, tỉnh Long An.

Vào mùa khô, xâm nhập mặn làm cho người dân hai huyện này thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Để có nước ngọt sinh hoạt, nhiều hộ dân phải gồng mình mua nước từ các xe bồn có giá cao gấp 10 đến 15 lần so với giá nước máy.

Qua thống kê của ngành chuyên môn tỉnh Long An, nhu cầu nước sạch sinh hoạt tại huyện Cần Giuộc và Cần Ðước là khoảng 400 nghìn m3/ngày đêm. UBND tỉnh Long An đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho hai huyện xây dựng các trạm tăng áp cấp nước sạch. UBND huyện Cần Giuộc chỉ đạo Công ty cổ phần đô thị Cần Giuộc ký hợp đồng mua nước sạch với Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco).

Vào mùa khô, xâm nhập mặn làm cho người dân hai huyện này thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Để có nước ngọt sinh hoạt, nhiều hộ dân phải gồng mình mua nước từ các xe bồn có giá cao gấp 10 đến 15 lần so với giá nước máy.

Qua thống kê của ngành chuyên môn tỉnh Long An, nhu cầu nước sạch sinh hoạt tại huyện Cần Giuộc và Cần Ðước là khoảng 400 nghìn m3/ngày đêm. UBND tỉnh Long An đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho hai huyện xây dựng các trạm tăng áp cấp nước sạch. UBND huyện Cần Giuộc chỉ đạo Công ty cổ phần đô thị Cần Giuộc ký hợp đồng mua nước sạch với Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco).
Hiện tại, các trạm tăng áp và hệ thống ống dẫn nước đến nhà dân đã cơ bản hoàn thành nhưng nguồn nước mua của Sawaco chưa về vì đường ống dẫn nước đi qua nút giao cầu vượt đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc địa bàn xã Ða Phước và Quy Ðức (quận Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) bị vướng năm hộ dân chưa giải phóng được mặt bằng.

Ông Nguyễn Văn Thạch, ấp 5, xã Long Trạch (huyện Cần Giuộc) cho biết: Trạm tăng áp cấp nước sạch làm đã ba năm rồi mà chưa có nước sạch về để sử dụng. Hiện tại, nguồn nước của tư nhân không đủ cho dân khi mất điện là thiếu nước trầm trọng và chất lượng nước chỉ ở mức hợp vệ sinh.

UBND huyện Cần Giuộc cho biết, trên địa bàn huyện hiện có sáu trạm tăng áp để cấp nước sạch đã xây dựng xong. Hàng trăm ki-lô-mét ống nước đã dẫn qua cửa nhà dân cũng đã được lắp đặt gần một năm nhưng chưa có nguồn nước. Tổng vốn đầu tư cho các công trình nước sạch hơn 100 tỷ đồng đang bỏ không vì nguồn nước sạch mua của Sawaco chưa dẫn về được. Hiện tại, hơn 400 nghìn người dân ở hai huyện Cần Giuộc và Cần Ðước đang trông ngóng nước sạch từng ngày để cứu khát vì mùa khô, hạn, xâm nhập mặn đang về.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) Nguyễn Hoài Thanh cho biết, địa bàn xã Tân Tập có khoảng 15 nghìn dân, nguồn nước người dân sử dụng chủ yếu là nước mưa, nước cung cấp từ nhà máy cho nên phải sử dụng rất hạn chế. Tỉnh và huyện đã đầu tư hai trạm trung chuyển nước, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nguồn nước để người dân sử dụng.

Trong lúc chờ giải phóng mặt bằng để Sawaco lắp đặt ống dẫn nước sạch về cung cấp cho cư dân vùng hạ Long An, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra lại quy định, hỗ trợ Công ty cổ phần cấp nước Cần Ðước về thủ tục pháp lý để khoan giếng dự phòng, bổ sung nguồn nước. Các chủ đầu tư dự án, nhà máy cấp nước cần chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, nhất là nhanh chóng ký hợp đồng mua - bán giữa các đơn vị, sớm bổ sung nguồn nước vì mục đích chung là cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho người dân.

UBND tỉnh giao các đơn vị chức năng giải quyết thủ tục cho phép Công ty cổ phần nước và môi trường Cần Ðước khoan thêm hai giếng khai thác nước ngầm để thay thế giếng hư hỏng do nguồn nước không đạt chất lượng và một giếng dự phòng nhằm bổ sung lưu lượng nước cấp cho Công ty cổ phần công trình đô thị Cần Giuộc với công suất 1.000 m3/ngày đêm để cung cấp nước trong tháng 9/2019.

Theo báo Nhân dân

  •  
Các tin khác

Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề “Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt tại Việt Nam

Tài nguyên nước mặt của Việt Nam đang được khai thác và sử dụng phục vụ những mục đích khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện đến sinh hoạt.

Những con số thống kê về nước của Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói lên vai trò chủ đạo của nước trong phát triển kinh tế - xã hội.