Ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông (LVS) xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có tác động không hề nhỏ từ nước thải sinh hoạt.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, các hoạt động khoa học - công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL), thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong thời gian tới cần thực hiện theo 6 định hướng cơ bản.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt lũ quét, sạt lở đất, đá là loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên và nguy hiểm nhất gây hậu quả nặng nề, nhưng rất khó dự báo.
Nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý chất hữu cơ (BOD5) và các chất dinh dưỡng, tiết kiệm năng lượng, khắc phục các nhược điểm của công nghệ đĩa quay sinh học truyền thống.
Chương trình "Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai" đã đề xuất 38 nhóm giải pháp, quy trình, công nghệ mới, về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có triển vọng lớn ứng dụng trong thực tiễn.
Năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (chiến lược 2020) với sự tham gia của các Bộ, ngành địa phương, các tổ chức có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo tồn. Báo cáo đã ghi nhận các kết quả chính đã đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược vừa qua và xác định diễn biến của ĐDSH cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, dự thảo Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến 2030, tầm nhìn đến 2050 (chiến lược 2030) được xây dựng với cách tiếp cận Hệ thống sinh thái - xã hội, lấy con người là trung tâm; phải ngăn chặn đà suy giảm của ĐDSH và tăng cường phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái; kiểm soát được các tác động gây hại tới ĐDSH đồng thời sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái cũng như chia sẻ công bằng cho các bên những lợi ích từ nguồn gen. Dự thảo Chiến lược đến 2030 có 03 nhóm mục tiêu cụ thể với các chỉ tiêu định lượng; 06 nhóm nhiệm vụ chính và 06 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện.
Dự án xây dựng tuyến đường Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) - Ba Sao (tỉnh Hà Nam) đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn của Dự án tại văn bản số 687/BC-KHĐT ngày 24/1/2017 và Thường trực HĐND tỉnh Ninh Bình quyết định chủ trương đầu tư tại văn bản số 58/TTHĐ-HĐND ngày 31/3/2017. Tuyến đường đi qua Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (KBTTNĐNN) Vân Long. Mặc dù đoạn qua Khu Bảo tồn (KBT) chỉ dài 2,6 km (từ km 12+00 đến km 14+600) nhưng có đến 6 hệ sinh thái (HST) là đất ngập nước, rừng trên núi đá vôi, nông nghiệp (đồng ruộng), cây bụi - trảng cỏ, rừng trồng và khu dân cư nông thôn (làng, xóm). Trong 6 HST vừa nêu thì HST rừng trên núi đá vôi là quan trọng nhất vì đây là nơi sống của voọc mông trắng, loài đặc hữu của Việt Nam được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và thế giới xếp hạng CR - Rất nguy cấp (Critically Endangered). Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhằm đề xuất các giải pháp hữu hiệu, hạn chế tác động tiêu cực đến voọc mông trắng nói riêng, đa dạng sinh học (ĐDSH) nói chung.
Kinh nghiệm thực hiện giải pháp “Gắn kết phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản với du lịch cảnh quan” của nhiều nước trên thế giới đã mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mỏ và ngành du lịch và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường (BVMT) là bài học quý giá cho ngành mỏ Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030.
Nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý rừng ngập mặn (RNM) tại khu vực ven biển TP. Hải Phòng, nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính chất thể nền của RNM ven biển huyện Tiên Lãng đã được thực hiện. Dựa trên cơ sở đo chiều cao, đường kính thân cây, mật độ cây của 30 ô tiêu chuẩn và phân tích 180 mẫu đất đã cho kết quả như sau: RNM có mật độ trung bình 1.885 ± 132 cây/ha; Đường kính thân cây trung bình 19,9 ± 0,8 cm; Chiều cao cây trung bình 696,2 ± 29,2 cm. Đất RNM chủ yếu là đất cát pha và đất thịt pha cát; độ ôxy hóa khử (Eh) của đất dao động trong khoảng -109,6 ± 9,1 đến - 102.7 ± 7,3 mV; pH đất dao động từ 6,9 - 7,0; Dung trọng dao động trong khoảng 1,6 - 1,8 g/cm3; Hàm lượng N, P, K dễ tiêu trong đất RNM lần lượt là 6,1 ± 1,1 mg/100g và 55,0 ± 4,0 mg/kg, 620,3 ± 31,6 mg/kg; Hàm lượng các bon hữu cơ © trong đất RNM đạt giá trị 0,9 - 1,0 %; Hàm lượng Fe trong đất đạt giá trị 1.275,5 ± 256,5 mg/kg.
Tại Việt Nam, sản xuất nông nghiệp (SXNN) là một trong những lĩnh vực chính gây phát thải khí nhà kính (KNK). Nghiên cứu tại vùng trồng cây có múi ở huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho thấy, việc sử dụng thuốc BVTV là tác nhân góp phần làm gia tăng phát thải KNK. Kết quả tính toán xác định được tổng năng lượng cần thiết để sản xuất thuốc BVTV, sử dụng trên cây có múi huyện Bắc Tân Uyên trung bình năm 2018 là 46.942.966 MJ/năm, tương ứng mức phát thải KNK trung bình là 3.239 tấn CO2 tương đương/ năm. Do đó, định hướng sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ là giải pháp tất yếu để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng phát sinh rác thải nhựa tại phường Thượng Cát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng rác thải nhựa chiếm 13,5% trong khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, tương đương 1.508 kg/ngày. Theo khối lượng, rác thải nhựa của khu dân cư là 620,88 kg/ngày, chiếm 41,2% và rác thải nhựa khu chợ là 452,6 kg/ngày, chiếm 30% lượng rác thải nhựa của toàn phường. Khối cơ quan, công sở phát sinh rác thải nhựa thấp nhất, tương đương 112,5 kg/ngày. Theo tỷ lệ rác thải nhựa trong rác thải sinh hoạt, khu dân cư là thấp nhất chiếm 10,6%, khu chợ là cao nhất chiếm 21,6%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khá cao đạt 93,2% trong khi đối với rác thải nhựa, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 80,6%. Trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, thành phố Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu có thể được áp dụng cho các địa phương khác trên cả nước.
Việt Hải là xã thuộc huyện đảo Cát Hải, TP. Hải Phòng, nằm ở phần phía Đông của đảo Cát Bà, diện tích 141 ha và có 88 hộ dân sinh sống. Hiện nay, vấn đề rác thải tại địa phương đang cần được đặc biệt quan tâm, nhằm phù hợp với mô hình kinh tế xanh. Nguồn phát sinh rác thải của xã đảo Việt Hải chủ yếu là từ sinh hoạt và một phần nhỏ từ các hoạt động du lịch. Thành phần rác thải được phân tích với nguồn rác thải hữu cơ (RTHC) là 65%, lượng rác phát sinh trung bình là 85kg/ngày, lượng rác đưa ra bãi chôn lấp là 51kg/ngày. (Theo kết quả nghiên cứu trích từ đề tài cấp Nhà nước mã số KC.08.09/16-20). Rác được thu gom khá tốt, nhưng vẫn chưa xử lý triệt để, do xã có 1 bãi rác chôn lấp chưa hợp vệ sinh, biện pháp xử lý thông thường là đổ đống và đốt tự do để giảm thể tích rác thải. Thời gian qua, một số giải pháp như phân loại rác tại nguồn; xử lý lượng rác hữu cơ tại hộ gia đình; không đốt tự do; tách các nguồn pin thải tập trung và đưa vào đất liền xử lý; thu gom, xử lý rác tại các bãi tập kết theo quy trình hợp vệ sinh; tuyên truyền, tập huấn cho các đoàn thể, cấp chính quyền, người dân để nâng cao nhận thức về việc quản lý rác thải tại xã.… đã được đề xuất và thực hiện.
VIDEO
-
Gần 100 cây hoa sữa tại bãi rác Nam Sơn phát triển mạnh sau 3 năm trồng để khử mùi
-
Khánh thành Nhà tình nghĩa cho công nhân vệ sinh môi trường Đảo Cù Lao Chàm
-
Sau cơn giông, đường phố Hà Nội kẹt cứng gần 3 tiếng nước vẫn chưa rút hết
-
Đi làm về không dám ôm vợ
-
Con kênh ô nhiễm nhất TP.HCM hồi sinh sau khi được rót hơn 600 tỉ đồng giải cứu
-
Tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ hành lang tuyến ống dẫn nước sạch
-
Tìm hiểu về 3 loại sếu quý hiếm tại Việt Nam
-
Bí mật giúp Israel nuôi cá trên sa mạc
-
Độc lạ: Người đàn ông xây nhà bằng vỏ chai
-
Sông siêu sạch, nước trong nhìn tận đáy
-
Thực trạng và giải pháp thu gom, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà
-
Tìm nguyên nhân nước sạch 'vàng khè', có giun ở KĐT Pháp Vân-Tứ Hiệp
-
"Vòi rồng" cao hàng chục mét xuất hiện trên biển Cửa Lò