Khai thác, bảo vệ và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh An Giang

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/3/2023 | 5:08:28 Chiều

Đó là nội dung tại hội thảo diễn ra mới đây tại Khu Bảo vệ cảnh quan rừng tràm Tân Tuyến (xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Hội thảo do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang tổ chức.
tm-img-alt
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại buổi hội thảo, đại biểu đã được nghe các diễn giả, chuyên gia trình bày các nội dung về: Chính sách và các giải pháp quản lý các vùng đất ngập nước của Việt Nam; sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm thích ứng biến đổi khí hậu; vấn đề bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học cho hoạt động du lịch sinh thái ở Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và Khu Bảo tồn đa dạng sinh học- Cây dược liệu Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An).

Bên cạnh đó, các chuyên gia, diễn giả còn trình bày các nội dung về đa dạng sinh học và các giải pháp bảo vệ, phục hồi các vùng đất ngập nước tỉnh An Giang; công tác khai thác, quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan rừng tràm Tân Tuyến…


Dương Diễm



Nguồn Môi trường và Đô thị Việt Nam

  •  
Các tin khác

UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường cho Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đến năm 2027, với tầm nhìn và mục tiêu định hướng đến năm 2030.

Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc để hiện thực hóa tham vọng thu về triệu đô từ việc trồng và bảo vệ rừng bền vững.

Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành thả 5 triệu con giống xuống vịnh Bắc Bộ.

Trong nỗ lực bảo tồn loài hoang dã, ngày 7/3, Vườn Quốc gia Tràm Chim đã bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của 4 cá thể Sếu đầu đỏ quay trở về kiếm ăn tại đây.