Hà Nội: Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023”

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/9/2023 | 4:34:01 Chiều

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị, địa phương về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023”.

Theo đó, để chiến dịch đạt kết quả cao, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục phát động vệ sinh môi trường, trồng cây, cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, mương.

Ảnh minh hoạ
Các doanh nghiệp môi trường tập trung thu gom, thu hồi sản phẩm làm từ nhựa, bao bì, túi ni lông khó phân hủy, vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định.
Căn cứ điều kiện thực tế, mỗi cơ quan, địa phương tổ chức chiến dịch cao điểm, sự kiện, phong trào, chương trình hành động hưởng ứng chiến dịch, tạo sự lan tỏa mạnh...
Ngoài ra, các đơn vị, địa phương phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong bảo vệ, giữ gìn, bảo đảm vệ sinh môi trường; phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; từ chối sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy...
Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với các sở: Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình "Xây dựng trường học xanh - Vì một Hà Nội xanh”, phát động phong trào trồng, chăm sóc cây xanh nhằm mục đích giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường tại trường học; rèn luyện cho thế hệ trẻ có lối sống xanh…
Các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30-10-2019 của UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18-9-2020 của UBND thành phố bảo đảm không còn tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khu cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh xả thải ra lưu vực sông Bắc Hưng Hải, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; tập trung triển khai kế hoạch về hành động ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu khí thải nhà kính theo cam kết của Việt Nam về thực hiện Thỏa thuận Paris, cam kết giữa thành phố Hà Nội và tổ chức các thành phố tiên phong về khí hậu (C40)...


Minh Anh



Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường

  •  
Các tin khác

Chung cư mini là "cỗ máy đẻ ra tiền" cho người kinh doanh, nhưng phải khẳng định là hiểm họa đô thị, từ góc độ quản lý và vận hành lại càng có nguy cơ mất an toàn cho xã hội.

Ngày 14/9, Trung tâm Dự báo Khí hậu (CPC) của Mỹ cho rằng hơn 95% nguy cơ hình thái thời tiết El Nino sẽ tiếp diễn vào mùa Đông của Bán cầu Bắc từ tháng 1-3/2024, theo đó sẽ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.

Nghị định thư Montreal được thực hiện, lỗ thủng tầng ô-dôn đã giảm từ 10 triệu dặm vuông (năm 1991) xuống còn 7,6 triệu dặm vuông (tháng 9/2017).

Ngày 18/9, Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc thông báo sẽ tăng cường các cuộc kiểm tra khẩn cấp về phóng xạ trong nước biển để giảm bớt lo ngại của người dân về việc Nhật Bản xả nước thải ô nhiễm đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.