Biến mồ hôi thành nước uống

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/7/2013 | 1:44:57 Chiều

Hiện trên thế giới có khoảng 125 triệu trẻ em không có nước sạch để uống và có hàng ngàn người chết mỗi ngày cũng vì thiếu nước.

Trong khuôn khổ một chiến dịch của UNICEF Thụy Điển nhằm nâng cao nhận thức của 780 triệu người thiếu nước sạch tại nhiều nơi trên thế giới, tổ chức này đã tạo ra chiếc máy ép mồ hôi từ áo quần mọi người và làm sạch mồ hôi để tạo thành nước uống tinh khiết.

Nhân viên của UNICEF Thụy Điển đã công bố chiếc máy trên tại buổi mở màn giải đấu bóng đá trẻ quốc tế lớn nhất thế giới, Gothia Cup. Các cầu thủ và khách tham quan được khuyến khích giao những bộ quần áo ướt đẫm của họ cho các nhân viên hoặc chấp nhận thử thách uống một ly nước từ chế biến từ mồ hôi. Trung bình, một chiếc áo đẫm mồ hôi của cầu thủ bóng đá sẽ tạo ra 10 ml nước uống.

Trong khi nhiều người còn khá hoài nghi về ý tưởng nước uống từ mồ hôi, hai cầu thủ Mohammed Ali Khan và Tobias Hysén của đội tuyển trẻ Thụy Điển là những người đầu tiên thử mẫu nước sạch làm ra từ chiếc máy này.

Báo Daily Mail dẫn lời ông Per Westberg của tổ chức UNICEF Thụy Điển: “Chúng tôi muốn phát triển chiến dịch này theo một cách thức mới, vui tươi và hấp dẫn hơn. Cỗ máy này là lời nhắc nhở rằng chúng ta cùng chia sẻ cùng một nguồn nước. Dù chúng ta khác biệt màu da hoặc ngôn ngữ nhưng cách chúng ta uống nước và đổ mồ hôi là như nhau. Nước là trách nhiệm của mọi người và cần được sự quan tâm của tất cả”.

Phương Tú - Song Mai

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.