Dụng cụ lọc nước ngay trong chai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/8/2013 | 11:19:21 Sáng

Nước uống đóng chai là một ngành kinh doanh lớn nhưng việc sản xuất tiêu tốn rất nhiều năng lượng và tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Tái chế chất thải là việc được làm thường xuyên, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu không tạo ra chất thải ngay từ đầu. Dụng cụ lọc nước di động WaterBean là giải pháp khả thi cho vấn đề này.

WaterBean là dụng cụ có khả năng "thanh lọc" nước máy. “Thanh lọc" ở đây không có nghĩa là WaterBean sẽ biến một vũng nước bẩn thành nước uống được. Dụng cụ này được thiết kế để thuyết phục những người hiện đang mua hàng loạt chai nước uống có thể gắn bó với một chai nhựa trong một thời gian dài, nhờ đó giảm số lượng chai thải ra môi trường. Theo Graeme Glen - doanh nghiệp Nhật Bản thiết kế WaterBean - trung bình một người xài 167 chai nhựa mỗi năm, góp phần tạo ra 1,5 triệu tấn rác thải.

WaterBean có thể làm sạch các tạp chất như clo, đồng thời bổ sung thêm ma giê vào nước. Mỗi một bộ lọc chứa carbon hoạt tính an toàn nếu nuốt phải. Bản thân WaterBean được làm từ vật liệu không chứa hóa chất gây hại BPA và không bao giờ cần phải thay thế nếu được bảo quản tốt. Cách sử dụng WaterBean rất đơn giản. Sau khi nhét dụng cụ lọc nước vào, chỉ cần lắc chai trong khoảng 5 giây.

Tạp chí Gizmag cho biết dụng cụ lọc nước WaterBean hiện đã được phân phối thông qua Indiegogo với giá 12 USD.

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.