Xe bus vừa di chuyển vừa sạc điện

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/8/2013 | 10:30:39 Sáng

Các nhà khoa học Viện khoa học và công nghệ cao Hàn Quốc đang bắt đầu thử nghiệm việc sạc không dây cho xe bus trong lúc đang di chuyển.

Chiếc xe bus trong dự án có tên xe điện trực tuyến - OLEV (Online Electric Vehicle) bắt đầu chạy thử nghiệm từ ngày 6/8 trên tuyến đường dài 24km ở thành phố Gumi, Hàn Quốc. 

Năng lượng cho chiếc xe bus này hoạt động là hệ thống sạc được tích hợp ngay trên đường. Các dây cáp điện đặt phía dưới mặt đường, một thiết bị có nhiệm vụ chuyển điện năng thành từ trường được gắn trên mặt đường. Trên xe bus, một thiết bị khác được gắn ở gầm xe nhận từ trường từ mặt đường và chuyển hóa nó thành điện năng. Vì các dải điện chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng quãng đường nên không yêu cầu phải làm lại toàn bộ quãng đường cho hệ thống OLEV. Chiếc xe nhận điện năng với công suất 100kW (khoảng 136 mã lực) từ mặt đường trong khi xe di chuyển với khoảng cách gầm xe là 17cm.

Nhờ khả năng sạc không dây mà mặt đường dành cho xe bus điện vẫn có thể được sử dụng cho các phương tiện khác. Các dải điện màu xanh trên đường sẽ tự động bật khi có xe bus điện đi qua và tự động tắt khi xe bình thường đi qua nhằm tránh rủi ro. Sau khi hai xe bus điện thử nghiệm thành công thì tới 2015, chính quyền thành phố Gumi sẽ bổ sung thêm 10 chiếc khác đi vào hoạt động.
 
H.P (Theo Phys)
  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.