Siêu nhân bay thám hiểm không trung

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/8/2013 | 2:39:28 Chiều

Một nhà thám hiểm người Thụy Sĩ đã thực hiện thành công chuyến bay trên bầu trời bang Wisconsin, Mỹ mới đây bằng một bộ đồ bay đặc biệt.

Yves Rossy, 53 tuổi, còn được biết đến với cái tên “Jetman”. Vừa qua, ông đã khiến nhiều người tại thành phố Oshkosh, bang Wisconsin, Mỹ hết sức ngỡ ngàng khi thấy ông bay bên như chiếc máy bay ném bom B-17 với tốc độ 307 km/h.

Nhà thám hiểm người Thụy Sĩ này đã bỏ ra hơn một thập kỷ thiết kế bộ thiết bị bay. Nó được đẩy bởi 4 động cơ phản lực và có một bộ cánh bằng cac-bon Kevlar rộng hơn 1,8 m. Bộ cánh này cho phép phi công lái bằng cơ thể của mình.  Ông chia sẻ: "Nó bay theo sự dịch chuyển của tôi, cứ như là bạn đang trượt tuyết vậy. Tôi đã cảm thấy rất thoải mái và hoàn toàn tự do. Bạn sẽ không có, hầu như không có giới hạn”.

Được biết, đây là chuyến bay đầu tiên của Yves Rossy tại Mỹ. Buổi trình diễn bay này là một phần trong Chương trình thám hiểm không trung của Hiệp hội máy bay thử nghiệm (Experimental Aircraft Association's AirVenture) diễn ra tại thành phố Oshkosh. Trước đó, Rossy đã thực hiện nhiều chuyến bay khác trên bầu trời ở Thụy Sĩ. Rossy có thể đạt độ cao bay tối đa lên đến 3700 m nhưng ông thường giữ mình ở độ cao 1500 m để dễ dàng điều khiển.

Theo Reuters

  •  
Các tin khác

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Vietdream nghiên cứu phát triển công nghệ CDI ứng dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, từ đó cho ra đời các thế hệ lõi lọc với nhiều ưu điểm nổi trội.

Sự chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo “Từ trang trại đến bàn ăn: Thanh long xanh và bền vững ở Bình Thuận” đã minh chứng cho việc Việt Nam đã, đang và sẽ có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để phát triển nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 29/01/2024.

Chi phí thấp cùng độ bền khiến gốm làm mát trở thành ứng viên sáng giá để thương mại hóa cho nhiều ứng dụng, chủ yếu ở ngành xây dựng, trong tương lai gần, khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày một trầm trọng.