Quần đảo Marshall - Nước đầu tiên phê chuẩn hiệp ước khí nhà kính HFC toàn cầu

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/3/2017 | 10:37:43 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn)- Ngày 28/2, Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương đã trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn hiệp ước năm 2016 về cắt giảm sử dụng các loại khí nhà kính do các nhà máy thải ra và cho rằng biến đổi khí hậu đe dọa sự sống còn của dân tộc.

Tổng thống Quần đảo Marshall, bà Hilda Heine phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại quận Manhattan, New York, Mỹ vào ngày 22/9/2016. Ảnh: REUTERS / Eduardo Munoz

Quốc hội của quần đảo Marshall đã thông qua kế hoạch hạn chế sử dụng khí nhà kính hydrofluorocarbons (HFC) được sử dụng trong làm lạnh và điều hòa không khí.

Quyết định này là một dấu hiệu của việc tiếp tục hành động nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu dù không chắc chắn về chính sách khí hậu của Mỹ trong tương lai dưới thời Tổng thống Donald Trump. Ông Trump đã bày tỏ sự nghi ngờ về việc các loại khí nhà kính do con người tạo ra làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu.

"Đất nước của chúng ta sẽ không tồn tại nếu không hành động khẩn cấp để giảm lượng khí thải của mỗi nước và mọi lĩnh vực trong nền kinh tế của chúng ta, trong đó có khí HFC" – bà Hilda Heine, Tổng thống Quần đảo Marshall cho biết.

"Hiệp ước cắt giảm sử dụng các loại khí nhà kính sẽ tốt cho người dân trong nước, tốt cho hành tinh và cũng mang lại lợi ích cho những nước phê chuẩn hiệp ước này", Tổng thống Hilda Heine tuyên bố.

Quần đảo Marshall là nước đầu tiên phê chuẩn thỏa thuận HFC tại Kigali, Rwanda hồi tháng 10/2016. Hiệp định Kigali được gần 200 quốc gia thông qua, trong đó có Mỹ, sẽ làm giảm việc sử dụng khí HFC –  loại khí nhà kính nguy hiểm hơn 10.000 lần so với khí CO2.

Hiệp định này sẽ có hiệu lực pháp lý vào ngày 1/1/2019, với ít nhất 20 quốc gia chính thức phê duyệt trước ngày đó.

HFC được biết đến là sản phẩm thay thế chlorofluorocarbons (CFC) – chất làm tổn hại đến tầng ozone trong khi tầng ozone giúp bảo vệ hành tinh khỏi các tia cực tím gây ung thư da.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng khí HFC đã làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu.

Mai Đan (TN&MT)

Tổng hợp từ Reuters

  •  
Các tin khác

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.