Xinxing cung cấp ống nước gang cầu đường kính siêu lớn DN2400
- Cập nhật: Thứ sáu, 16/8/2019 | 10:37:30 Sáng
(Tapchicapthoatnuoc.vn)- Vừa qua Công ty CP Ống gang cầu Xinxing đã vinh dự trở thành nhà cung cấp độc quyền ống gang cầu cho Dự án cấp nước từ Nam ra Bắc của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc và dự án cấp nước đô thị và nông thôn tại Ngân Xuyên, Trung Quốc. Đặc biệt tại tuyến nhánh Cố An, dự án trên đã sử dụng loại ống gang cầu có đường kính siêu lớn lên tới DN2400.

Mạng lưới đường ống phân phối nước đô thị đường kính từ DN300 đến DN2000, tất cả được thiết kế là ống gang cầu kiểu K8, trong đó, đường kính từ DN1200-DN2000 có chiều dài hơn 102km, chủ yếu là đặt ở tuyến đường đôi, ngoài ra tại các khu vực cần băng qua đường, băng qua lòng sông, lòng hồ, dự án sử dụng ống kích gang cầu.
Đặc biệt đường đôi ống kích gang cầu đường kính DN1400 băng qua lòng hồ Thất Tự với chiều dài 225m đã tạo nên một kỉ lục mới tại Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Công ty ống gang cầu Xinxing đã đạt được những thành tựu quan trọng tại các dự án cấp nước đường dài. Ống có đường kính lớn của công ty được sử dụng rộng rãi trong các dự án trọng điểm như: Dự án cấp nước Lệ Giang, Quảng Tây; Dự án chuyển nước từ Nam ra Bắc (Trung Quốc); Dự án cấp nước Cung Hoàng Diên An…
Qua các dự án trên cho thấy ống gang cầu Xinxing đáp ứng rất tốt về chất lượng cũng như yêu cầu kỹ thuật với khả năng chịu lực mạnh, lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả chống ăn mòn và tuổi thọ cao.


Các tin khác

EveRé là Trung tâm xử lý rác thải sinh hoạt đầu tiên ở Pháp kết hợp 3 kỹ thuật thu hồi khác nhau: phân loại cơ học, metan hóa/ủ phân và xử lý nhiệt. Nhờ đó, mỗi năm Trung tâm xử lý 400.000 tấn rác thải sinh hoạt do hàng triệu cư dân của khu vực Marseille Provence.
Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) triển khai Dự án H2Growth xây dựng và phát triển nền kinh tế hydro xanh tại Việt Nam.

Dự án phát triển một ngôi làng Việt Nam tại xã Bonghwa, tỉnh Bắc Kyungsang sẽ chính thức được đưa vào ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc từ năm 2024.

Trước thực trạng 2/3 diện tích bãi triều đã bị mất do hoạt động khai thác, phát triển bờ biển, giới khoa học Hàn Quốc đã thực hiện các nghiên cứu nhằm chứng minh rằng việc bảo vệ hệ sinh thái này là rất cần thiết.