Sa mạc lớn nhất thế giới là đồng cỏ xanh 8.000 năm trước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/3/2017 | 2:01:33 Chiều

(capthoatnuocvietnam.vn)- Sahara, sa mạc lớn nhất thế giới và bao phủ 1/3 châu Phi, từng là đồng cỏ xanh mát, phì nhiêu trong thời cổ đại trước khi con người xuất hiện ở khu vực này.

Hàng nghìn năm trước, Sahara từng là một đồng cỏ rộng lớn, xanh tươi với nhiều hồ ngập nước. Nhiều loài động, thực vật từng sinh sống ở đây.

 
"Sahara từng ẩm ướt hơn ngày nay tới 10 lần", Tiến sĩ Jessica Tierney thuộc Đại học Arizona, chuyên gia về Sahara cho biết. 
 
Theo Daily Mail, trong 9 triệu năm qua, châu Phi trải qua nhiều giai đoạn ẩm ướt và gần nhất là "Thời kỳ ẩm ướt châu Phi", diễn ra vào khoảng 6.000 đến 16.000 năm trước. Đây là lúc phần phía tây của châu lục ẩm hơn nhiều so với ngày nay nhờ có gió mùa và cũng là lúc Sahara màu mỡ, tốt tươi.
 
Ngày nay, ẩn sâu bên dưới sa mạc lớn nhất thế giới vẫn còn dấu vết của những dòng sông và động, thực vật cổ, bằng chứng về một thời đại "xanh" của Sahara.
 
Tuy nhiên, thảm thực vật phì nhiêu này bắt đầu trở nên khô hạn vào khoảng 8.000 năm trước, đúng vào lúc loài người di cư tới đây, mang theo nền nông nghiệp.
 
Tiến sĩ David Wright thuộc Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) cho biết hoạt động sản xuất của con người đã phá hỏng môi trường, gây ra sự sa mạc hóa. Con người trồng những giống cây khiến đất đai ở Sahara bị xói mòn. Họ cũng mang đến các loài gia súc ăn cây cỏ, khiến vùng đất thêm trơ trọi.
 
Mặt đất tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều hơn, khiến không khí ở Sahara ngày càng nóng. Cùng với thảm thực vật bị tàn phá, lượng mưa giảm đi và thời tiết ngày càng gây khó khăn cho cây cối phát triển. Trong vòng 1.000 năm, Sahara biến thành vùng đất khô cằn như ngày nay.
 
Khác với Tiến sĩ Wright, hầu hết nhà khoa học tin rằng Sahara bị cạn khô do một sự thay đổi trong quỹ đạo Trái Đất.
 
Theo nhà khoa học khí hậu Gavin Schmidt từ Viện Nghiên cứu không gian Goddard trực thuộc NASA, khoảng 8.000 năm trước, quỹ đạo Trái Đất có đôi chút khác biệt so với hiện tại. Độ nghiêng trục quay thay đổi từ khoảng 24,1 độ xuống còn 23,5 độ như hiện nay.
 
Sự thay đổi này khiến khí hậu thay đổi theo, biến vùng đất Sahara xanh mát trở nên cằn cỗi, khô nóng, lượng mưa rất ít. Cư dân Sahara buộc phải rời thiên đường của mình để di cư về phía đông, đến Thung lũng sông Nile.
 
Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhìn từ camera bay Cảnh núi rừng, biển hồ kỳ vĩ trên thế giới hiện lên sống động qua ống kính flycam.
Sahara từng là đồng cỏ xanh, có nhiều hồ và các loại động thực vật. Sahara bắt đầu trở nên cằn cỗi vào khoảng 8.000 năm trước.
(Theo Daily Mail, Zing)
  •  
Các tin khác

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.