Người dân Canada tá hỏa khi nguồn nước chuyển thành màu hồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/3/2017 | 3:57:57 Chiều

(capthoatnuocvietnam.vn)- Cơn ác mộng màu hồng của người dân thị trấn Onoway.

Đây là một chất có tính oxy hóa mạnh (tương tự clo), nó có thể gây kích ứng da hoặc bỏng nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể mà chưa được pha loãng.

Dân cư ở thị trấn Onoway, tỉnh Alberta, Canada đã có một phen tá hỏa vào tối thứ Hai vừa qua khi nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của họ đột nhiên chuyển thành màu hồng.

Các quan chức tại đây đã buộc phải xin lỗi người dân địa phương, họ nói rằng đây là sự cố về van trong khi bảo trì đường ống nước. Hóa ra, đây là một loại hóa chất màu hồng dùng để loại bỏ tạp chất khỏi nước thải, và bằng cách nào đó nó đã chảy vào hồ chứa Onoway.

Thị trấn Onoway thành thật xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện nào gây ra cho người dân. Chúng tôi đảm bảo rằng nước của các bạn là an toàn, cơ quan có thẩm quyền đang làm mọi cách để khắc phục tình hình trong thời gian sớm nhất”, hội đồng địa phương nói trong một thông cáo báo chí.

Trong quá trình xả và lọc ngược, một van nước có vẻ đã bị kẹt và làm cho hóa chất kali pemanganat chảy vào hồ chứa. Tuy nhiên, hồ chứa đã được tháo nước và một phần hóa chất vẫn còn nằm trong hệ thống ống dẫn.

Dung dịch hóa học nói trên là một chất khử trùng. Khi được hòa tan vào nước, nó sẽ làm cho nước có màu hồng hoặc tím đặc trưng. Khi dung dịch này bốc hơi, sẽ để lại những tinh thể màu tím đậm.

Kali pemanganat được sử dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước, nó được dùng để loại bỏ sắt và hydro sulfua (H2S) trong nước giếng khoan và nước thải. Ngoài ra, nó còn được dùng làm chất khử trùng cho các vết thương ngoài da, vết loét.

Theo hãng tin BBC, không có tác hại nào được báo cáo trong sự cố này, cơ quan địa phương cũng đã kêu gọi người dân không cần lo lắng bởi loại “nước hồng” hoàn toàn không gây hại và có thể uống được.

Đa số mọi người sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề gì khi sử dụng loại nước này, nó cũng không để lại bất kỳ rủi ro về sức khỏe trong dài hạn”, người phát ngôn của Dịch vụ Y tế Alberta nói.

Theo Genk

  •  
Các tin khác

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.