Nước thải và những vấn đề xã hội

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/3/2017 | 6:50:21 Chiều

(capthoatnuocvietnam.vn)- Dân số toàn cầu dự kiến sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050, chủ yếu tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị với hạ tầng xử lý nước thải chưa đầy đủ. Chi phí tài chính, môi trường và xã hội được dự báo sẽ tăng đáng kể nếu quản lý nước thải chưa được quan tâm đầy đủ.

Việc đầu tư xử lý nước thải đúng và kịp thời sẽ tạo ra nhiều lợi ích trong tương lai

 

Các khoản đầu tư xử lý nước thải kịp thời, có mục đích nên được duy trì với nhiều hình thức. Chúng thực sự cần thiết để giảm lượng và mức độ ô nhiễm nước, kiểm soát nước bị ô nhiễm và xử lý nước ô nhiễm bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý thích hợp để xả thải ra môi trường. Nếu nước thải được xử lý và tái sử dụng một cách an toàn, nguồn nước và chất dinh dưỡng sẽ được duy trì và bảo vệ, đồng thời, cung cấp nền tảng cho sự phát triển các công nghệ mới và tiên tiến cũng như các hoạt động quản lý. Nếu các khoản đầu tư như vậy được nhân rộng một cách hợp lý, chúng sẽ tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường vượt xa các khoản đầu tư trong các năm tiếp theo.

 

Cải thiện vệ sinh môi trường và quản lý nước thải là trọng tâm của việc giảm đói nghèo và cải thiện sức khoẻ con người

 

Hơn một nửa số giường bệnh trên thế giới là những người mắc các bệnh liên quan đến nước. Bệnh tiêu chảy góp phần vào 4% các gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, 90% trong số đó liên quan đến ô nhiễm môi trường, thiếu tiếp cận với nguồn nước và vệ sinh môi trường an toàn. Quản lý nước thải toàn diện và bền vững, kết hợp với vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một sức khoẻ tốt, an ninh lương thực, phát triển kinh tế và việc làm. 

 

Quản lý nước thải thành công và bền vững sẽ cần một quy mô đầu tư hoàn toàn mới, bắt đầu từ bây giờ

 

Hiện nay, hầu hết các cơ sở hạ tầng về nước thải tại nhiều thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất đang bị thiếu. Các cơ sở hạ tầng đó còn lỗi thời, chưa đáp ứng được các điều kiện địa phương và hoàn toàn không thể bắt kịp với tốc độ dân số đang gia tăng. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, các khoản đầu tư đúng cách sẽ phát sinh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nó sẽ đòi hỏi không chỉ đầu tư mà còn là việc quy hoạch và quản lý nước, nước thải tổng hợp, toàn diện ở cấp độ quốc gia và thành phố. Điều này còn liên quan đến quản lý nguồn nước và quá trình xử lý và xả thải cũng như quản lý các hệ sinh thái (bao gồm cả vùng biển ven bờ).

 

Tác giả bài viết: dwrm (dịch)

Nguồn tin: unep.org

 

 

  •  
Các tin khác

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.