Nguy cơ “bom nước” vỡ, Syria hứng thảm họa kinh hoàng

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/3/2017 | 11:09:33 Sáng

(capthoatnuocvietnam.vn)- Sputnik hôm qua mới cho biết, đập nước lớn nhất của Syria nằm trên sông Euphrates có nguy cơ vỡ trước cuộc không kích vào Raqqa của Liên quân do Mỹ dẫn đầu. Điều này có thế gây ra một thảm họa kinh hoàng cho các khu vực dân cư xung quanh, đồng thời hủy diệt các cơ sở hạ tầng dân sự của Syria.

Đập Tabqa ở Syria (Ảnh: Reuters)

Theo tờ The Guadian, đập Tabqa, đập thủy điện lớn nhất Syria đã ngừng hoạt động do hư hỏng nguồn cấp điện chính. Tất cả các thiết bị và các bộ phận của đập hoàn toàn không hoạt động, các cửa xả lũ của đập bị đóng và đập có nguy cơ bị vỡ.

IS tuyên bố tình trạng này xảy ra là do các cuộc không kích của Liên quân do Mỹ dẫn đầu và hỏa lực pháo binh dữ dội của lực lượng pháo binh Lính thủy đánh bộ Mỹ cùng Lực lượng Dân chủ Syria SDF.

Đập Tabqa có độ cao 61 m, dài gần 5 km, nằm cách Raqqa, thủ phủ của IS ở Syria, 43 km về phía tây, và bị IS chiếm từ năm 2013. Đập Tabqa được xây dựng với sự giúp đỡ của Nga vào thập niên 70. Con đập này kiểm soát dòng chảy của sông Euphrates vào đông nam Syria và miền bắc Iraq, tạo ra hồ chứa nước Assad lớn nhất Syria với độ dài khoảng 80 km.

Nếu đập Tabqa bị phá hủy, tình trạng ngập lụt sẽ diễn ra trên nhiều khu vực rộng lớn của Syria. Điều này cũng có nghĩa miền đông Syria có nguy cơ bị cắt điện hoàn toàn.

Ông Hassan Hassan, một chuyên gia từ Viện Tahrir về Chính sách Trung Đông ở Washington cũng đã từng cảnh báo “nếu ai đó phá đập Tabqa, toàn bộ khu vực sẽ bị ảnh hưởng. Đó sẽ là một thảm họa nhân đạo khủng khiếp”.

IS đã sử dụng đập Tabqa làm nơi nương náu cho các thủ lĩnh cấp cao và giam giữ các tù nhân giá trị. Bởi Tổ chức này cho rằng Mỹ sẽ không ném bom nó vì lo ngại thảm họa nhân đạo sẽ xảy ra nếu đập vỡ. Tổng thống Obama cũng đã từng cảnh báo một thảm họa có thể xảy ra nếu đập này vỡ.

Nguồn: Dương Hưng/Dân Việt

 

 

  •  
Các tin khác

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết châu Á chịu nhiều thiên tai nhất thế giới trong năm qua, trong đó bão lũ là nguyên nhân chính gây thương vong, thiệt hại kinh tế.