Đức hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chiến lược Hydro Xanh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/9/2023 | 11:01:19 Sáng

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) triển khai Dự án H2Growth xây dựng và phát triển nền kinh tế hydro xanh tại Việt Nam.

GIZ cho biết, ngân sách dành cho H2Growth dự kiến là 5 triệu euro. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng Chiến lược Hydro Xanh với 3 lĩnh vực hoạt động chính: 
- Xây dựng chiến lược, chính sách và khung pháp lý.
- Nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.
- Thúc đẩy phát triển thị trường. 

Dự án đang trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động, dự kiến sẽ khởi động vào tháng 2/2024 và kéo dài trong 4 năm đến tháng 1/2028.
Theo thông tin được chia sẻ trên Trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Công thương, H2Growth sẽ hỗ trợ thiết kế và thực hiện Chiến lược Hydro quốc gia, cũng như xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về hydro xanh tại Việt Nam. Cùng với đó là hoạt động đào tạo cho các cấp ra quyết định và các bên liên quan những kiến thức căn bản về cơ hội và rủi ro của nền kinh tế hydro xanh. Dự án cũng sẽ phát triển các mô-đun đào tạo nghề và đào tạo nâng cao trong lĩnh vực này.
Để hỗ trợ thị trường hydro xanh tại Việt Nam, dự án cũng phát triển các mô hình kinh tế kỹ thuật để phân tích tính khả thi của việc sản xuất, ứng dụng hydroxanh và công nghệ PtX. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông cũng sẽ được lồng ghép để nâng cao nhận thức về hydro xanh trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

TÙNG LÂM (T/h)




Nguồn Chuyên trang Quản lý Môi trường
  •  
Các tin khác

Để ứng phó với tình trạng nắng nóng kỷ lục ảnh hưởng đến nguồn cung lúa gạo, các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách phát triển các giống lúa chịu hạn, đa dạng hóa cây trồng và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm.

Những biến đổi của khí hậu thời cổ đại đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của một vùng đất và cuộc sống của con người theo cách hậu thế gần như không thể hình dung.

Theo dự báo của hàng trăm nhà khoa học hàng đầu về khí hậu trên toàn cầu, cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn với việc nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên ít nhất 2,5 độ C trong thế kỷ này so với mức thời tiền công nghiệp.

Trên khắp Châu Á, nhiều khu vực đang chịu cái nóng cực độ của mùa hè sớm. Nhiệt độ cao chưa từng có, nắng nóng gay gắt đã lập kỷ lục và gây ra hàng chục vụ tử vong.