Diện mạo các thành phố Mỹ khi nước biển dâng

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/5/2013 | 2:24:44 Chiều

Hàng loạt địa danh và thắng cảnh nổi tiếng của Mỹ sẽ biến mất trong tương lai do tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Bờ biển nổi tiếng của thành phố Miami sẽ chìm dưới nước.
Bờ biển nổi tiếng của thành phố Miami sẽ trở thành một phần của đáy biển nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra. Nickolay Lamm, một nhà nghiên cứu và họa sĩ tại Mỹ, minh họa tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu đối với các thành phố Mỹ trong tương lai để thế hệ ngày nay hiểu rằng, con cháu của họ sẽ không còn cơ hội chiêm ngưỡng nhiều kỳ quan nếu họ không hành động từ bây giờ.
Đài tưởng niệm Thomas Jefferson
Đài tưởng niệm Thomas Jefferson ở thành phố Washington, Mỹ ngày nay (trên) và khi mực nước biển dâng thêm 7,5 m trong tương lai (dưới).
Khu vực phía trước đài
Khu vực phía trước đài sẽ biến mất vì nước biển dâng.
Tượng Nữ thần Tự do
Nếu nhìn qua, bạn sẽ thấy tượng Nữ thần Tự do dường như không thay đổi, song bạn sẽ thấy sự khác biệt khi nhìn xuống phía dưới tượng.
Mặt chính của
Một đường trên bãi biển Miami hiện nay (trên) và khi nước biển dâng thêm 3,6 m (dưới).
Cảng Boston hiện nay và khi
Cảng Boston hiện nay (trái) và khi nước biển dâng thêm (phải).
Khu vực Back Bay
Khu vực Back Bay tại thành phố Miami ngày nay (trên) và khi nước biển dâng (dưới).
Khuôn viên Đại học Havard lừng danh sẽ trở thành một bể bơi.
Khuôn viên Đại học Havard lừng danh sẽ trở thành một bể bơi.

Minh Long (Ảnh: Nickoly Lamm)

  •  
Các tin khác

Để ứng phó với tình trạng nắng nóng kỷ lục ảnh hưởng đến nguồn cung lúa gạo, các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách phát triển các giống lúa chịu hạn, đa dạng hóa cây trồng và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm.

Những biến đổi của khí hậu thời cổ đại đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của một vùng đất và cuộc sống của con người theo cách hậu thế gần như không thể hình dung.

Theo dự báo của hàng trăm nhà khoa học hàng đầu về khí hậu trên toàn cầu, cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn với việc nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên ít nhất 2,5 độ C trong thế kỷ này so với mức thời tiền công nghiệp.

Trên khắp Châu Á, nhiều khu vực đang chịu cái nóng cực độ của mùa hè sớm. Nhiệt độ cao chưa từng có, nắng nóng gay gắt đã lập kỷ lục và gây ra hàng chục vụ tử vong.