Thành phố Hồ Chí Minh và Sơn La: Góp mặt trong 'Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu' của UNESCO

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/2/2024 | 8:25:34 Sáng

Ngày 14/02/2024, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã tổ chức Lễ công bố danh sách 64 thành phố của 35 quốc gia được công nhận là thành viên "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu", trong đó có 2 thành phố của Việt Nam là TP Hồ Chí Minh và TP Sơn La (tỉnh Sơn La).


Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ và năng động. Ảnh: ITN

Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy học tập suốt đời cho tất cả người dân, cũng như thực hiện chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, khuyến khích học hành và tài năng, xây dựng xã hội học tập, và nâng cao chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực.

"Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO có mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy học tập suốt đời ở các thành phố trên thế giới bằng cách khuyến khích đối thoại chính sách và học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên, tạo liên kết, thúc đẩy quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và phát triển các công cụ khuyến khích, đồng thời công nhận sự tiến bộ trong giáo dục.


Thành phố Sơn La luôn coi trọng công tác khuyến học, khuyến tài

Việt Nam hiện đã có tổng cộng 5 thành phố được công nhận là thành viên của "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu" bao gồm TP Sa Đéc (Đồng Tháp), TP Vinh (Nghệ An), TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), TP Hồ Chí Minh, TP Sơn La (Sơn La). Để trở thành thành viên của mạng lưới này, các thành phố phải cam kết tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội học tập suốt đời.

Tham gia vào "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu" sẽ giúp cho các thành phố và người dân có điều kiện thuận lợi hơn trong việc trao đổi ý tưởng, tri thức và kinh nghiệm thông qua một mạng lưới năng động gồm 356 thành phố trên toàn thế giới. Các thành phố cũng được hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình phát triển thành phố học tập và được đề cử cho Giải thưởng thành phố học tập của UNESCO.

Những nỗ lực này không chỉ tạo ra cơ hội lớn cho các thành phố tăng cường hợp tác quốc tế và mạng lưới kết nối của mình mà còn góp phần vào sự phát triển năng động, bền vững của địa phương và khu vực.

LÂM HÀ
  •  
Các tin khác

Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn số 612/UBND-KT về việc chỉ đạo thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về công tác quản lý, bảo tồn Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.