95% nông dân trồng lúa và cây ăn quả ở Việt Nam lạm dụng thuốc trừ sâu

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2024 | 3:40:41 Chiều

Khoảng 95% nông dân trồng lúa và cây ăn quả ở Việt Nam đều lạm dụng thuốc trừ sâu. Điều này làm nảy sinh nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và tác động tiêu cực đến môi trường.

Đó là kết quả nghiên cứu mới đây có tiêu đề "Đo lường việc lạm dụng thuốc trừ sâu và các yếu tố quyết định: Bằng chứng từ các cánh đồng lúa và trái cây ở Việt Nam” (Measuring pesticide overuse and its determinants: Evidence from Vietnamese rice and fruit farms) đăng trên tạp chí The Australian Journal of Agricultural and Resource Economics.


Ảnh minh hoạ. ITN

Nghiên cứu trên đã hé lộ tình trạng đáng lo ngại về việc lạm dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ở Việt Nam bằng cách phân tích dữ liệu trồng lúa và trái cây của Việt Nam được rút ra từ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2016. 

Sau quá trình phân tích, các nhà nghiên cứu kết luận: khoảng 95% nông dân trồng lúa và cây ăn quả ở Việt Nam đều lạm dụng thuốc trừ sâu. 

Mức độ lạm dụng thuốc trừ sâu không chỉ phụ thuộc vào cách tiếp cận với nông nghiệp mà còn phản ánh các yếu tố xã hội và kinh tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có mức độ lạm dụng thuốc trừ sâu cao nhất. Việc sử dụng thuốc trừ sâu quá mức ở các nhóm phụ nữ và hộ nghèo thấp hơn, còn những hộ có thu nhập cao hơn và nhiều thành viên trong gia đình hơn lại có cường độ sử dụng quá mức cao hơn.

Nhiều hộ nông nghiệp thường sử dụng thuốc trừ sâu và tăng liều lượng theo năm với niềm tin rằng đó là cách để bảo vệ mùa vụ. Tuy nhiên, thực tế chỉ dưới 1% thuốc thuốc trừ sâu sử dụng tác động vào đối tượng phòng trừ trong khi hơn 99% còn lại tồn dư trong sản phẩm nông nghiệp, phát tán vào môi trường đất, nước và không khí… gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Qua nghiên cứu có thể thấy, tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ở Việt Nam đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường là cần thiết, đồng thời cần phải có sự hỗ trợ và giáo dục để nâng cao nhận thức của người nông dân về việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách bền vững và an toàn.

LÂM HÀ

  •  
Các tin khác

Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn số 612/UBND-KT về việc chỉ đạo thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về công tác quản lý, bảo tồn Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.