Công trình cấp nước tiền tỷ "đắp chiếu", hàng trăm hộ dân khát

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/5/2013 | 9:43:58 Sáng

Hơn 500 hộ dân trên địa bàn xã Krông Pa (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, trong khi hai công trình cấp nước tập trung được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng lại không hoạt động từ 6 năm nay.

Ông Y Hiếp – Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Krông Pa nói: “Bà con hiện nay chủ yếu sử dụng nước sông Ba để làm nước uống và sinh hoạt khác. Ở các buôn cũng có giếng đào nhưng cứ 10 giếng thì chỉ 1 đến 3 giếng có nước”.   
Được biết, từ nguồn vốn của Chương trình 134, 135, năm 2007, xã Krông Pa   được đầu tư 2 công trình cấp nước tập trung. Tuy nhiên, sau khi chính thức đưa vào khai thác khoảng một hai tháng, từ cuối năm 2007 cho đến nay các công trình trên đều không hoạt động.   Lý do được đưa ra là không thu được tiền nước trong dân để trang trải chi phí hoạt động các công trình cấp nước.  
Tuy nhiên, theo nhiều người dân nguyên nhân chính là nước cung cấp không đủ và chất lượng nước quá kém. Khi xây dựng hai công trình cấp nước trên, huyện Sơn Hòa - chủ đầu tư dự án đã không coi trọng khâu khảo sát, thiết kế, dẫn đến việc đánh giá trữ lượng nước và chất lượng nguồn nước không chính xác. Sau khi xây dựng xong thì huyện bàn giao lại UBND xã quản lý theo kiểu “chìa khóa trao tay”. Chính quyền xã tự khai thác và trang trải mọi chi phí từ thu tiền sử dụng nước của dân nên chất lượng công trình không đảm bảo. Hậu quả là hơn 513 hộ dân với gần 2.700 khẩu, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số đáng lẽ được hưởng lợi từ dự án nước sạch phải quay lại dùng giếng đào, nếu giếng không có nước bà con lại phải ra sông Ba để tắm, giặt và gùi nước về sinh hoạt.   
X ã Krông Pa có 7 buôn, mỗi buôn có từ 4 đến 6 giếng nước được xây dựng từ năm 2006 trở về trước, nhưng do đây là công trình phúc lợi công cộng không ai quản lý nên cũng đã xuống cấp.   Chị Mí Phượng ở buôn Chơ và gia đình đang sống gần một giếng đào cho biết: “Giếng này sâu gần 20 mét và được đào khoảng chục năm nay giờ chỉ dùng để tắm thôi, nước bẩn lắm”. 
Vào mùa khô hiện nay, nếu ai đến Krông Pa sẽ chứng kiến tình trạng nắng hạn khá gay gắt. Những trụ cấp nước đến từng hộ gia đình đều hư hỏng vì nhiều năm nay không hoạt động. Từ khoảng 9 giờ sáng đến trưa hàng chục người lũ lượt gùi những chai nhựa, can nhựa xuống dòng sông Ba để lấy nước về uống, nấu ăn. Hai cây trồng chính của địa phương là sắn và mía với diện tích khoảng 880 hecta, trong đó hàng chục hecta mía đang cháy khô, cây sắn mới trồng cũng bị héo lá. 
Ông Y Hiếp cho biết thêm, cách đây hai năm UBND xã Krông Pa đã kiến nghị lên cấp trên sớm đầu tư mới một công trình cấp nước lấy nước từ sông Ba lên nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.   
      
Thế Lập   
  •  
Các tin khác

Liệu có bất kỳ tác dụng phụ không ngờ đến nào của việc sử dụng các thiết bị lọc nước?

Có bao nhiêu nước ngầm và chính xác chúng nằm ở đâu? Các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu đang tác động đến tài nguyên nước ngầm như thế nào? Đó là những câu hỏi mà các nhà quản lý cần được giải đáp với những dữ liệu tin cậy, chính xác và kịp thời nhất để có thể ra quyết định thích ứng với biến đổi khí hậu.

Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang đã và đang không ngừng nỗ lực để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt đến được với người dân trên địa bàn tỉnh trong những ngày nắng hạn.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế, quan tâm đầu tư cho công tác cấp nước sạch nhằm nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, góp phần đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.